Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động marketing. Khi mà ngày càng có nhiều
nhãn hiệu và sản phẩm xuất hiện trên thị trường thì quảng cáo là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đưa nhãn hiệu của doanh nghiệp vượt lên trên những sản phẩm khác và mau chóng tiếp cận đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo quy định các đơn vị phát hành quảng cáo chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được cơ quan thẩm định. Chính vì thế, để quảng cáo một cách hiệu quả, nhanh chóng và không gặp phải những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thì trước khi thực hiện hoạt động quảng cáo doanh nghiệp phải xin giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ mọi quy định mà Nhà nước đã đề ra.
Với những thế mạnh nhất định trong lĩnh vực này,
C Food đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ và giúp đỡ nhiều doanh nghiệp trong việc xin
giấy phép quảng cáo. Chúng tôi luôn cố gắng tối ưu hóa và đầy đủ các tính năng, công dụng của sản phẩm với mục tiêu đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 20 Luật quảng cáo 2012
- Thông tư số 08/2013/TT-BYT- quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận nội dung
quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
2. Để được phép quảng cáo, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu
công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
+ Quảng cáo
sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng
nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận
chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
+ Quảng cáo thực phẩm,
phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bao gồm
- Giấy đăng ký xác nhận
nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 01 Thông tư số 08/2013/TT-BYT);
- Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở (sao y bản chính) và phải đang còn hiệu lực (không quá 3 năm kể từ ngày ký)
- Giấy uỷ quyền của đơn vị sở hữu bản công bố Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (Đối với đơn vị được uỷ quyền thực hiện quảng cáo).
- Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận
- Mẫu market quảng cáo thực phẩm:
+ 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với
quảng cáo trên truyền hình,
điện ảnh,
phát thanh.
+ 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với
quảng cáo trên báo viết,
tờ rơi, poster, áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
- Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
- Đối với quảng cáo mỹ phẩm sản xuất trong nước phải có bản sao “phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa“.
- Đối với quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu phải có bản sao “giấy phép lưu hành mỹ phẩm và hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm” của các cơ quan y tế có thẩm quyền
- Như vậy, việc thực hiện quảng cáo các sản phẩm thực phẩm trên thị trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dù là sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu.
Nếu như:
- Quý khách đang thắc mắc về thủ tục và cách thức chuẩn bị để thực hiện xin giấy phép quảng cáo sản phẩm thực phẩm ?
- Quý khách hàng đang dự định thực hiện quảng cáo sản phẩm trên truyền hình, trên đài phát thanh, trên báo chí, bằng tờ rơi, banner, bảng biển, các sản phẩm như:
thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, sữa, thực phẩm đặc biệt, mỹ phẩm, thuốc, phòng khám, bệnh viện, nhưng chưa nắm rõ quy định, yêu cầu của pháp luật ?
- Quý khách hàng đang tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép quảng cáo ?
- Quý khách hàng muốn biết trình tự thực hiện xin cấp phép quảng cáo như thế nào? Cần chuẩn bị những tài liệu gì ?
- Chi phí cho việc xin cấp giấy phép quảng cáo sản phẩm là bao nhiêu ?
- Thời gian để được cấp giấy phép quảng cáo là bao lâu ?
Đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm tiết kiệm nhất với thời gian nhanh nhất.
4. Cfood Media cung cấp dịch vụ tư vấn xin giấy phép quảng cáo như:
- Tư vấn thủ tục trình tự và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;
- Tư vấn thủ tục trình tự và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo trên báo chí;
- Tư vấn thủ tục trình tự và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình;
- Tư vấn thủ tục trình tự và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng;
5. Để xin giấy phép khách hàng chỉ cần cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (sao y bản chính).
- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sao y bản chính).
- Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm .
- Market quảng cáo của sản phẩm (nếu quảng cáo báo giấy, poster…) hoặc Kịch bản quảng cáo (nếu là quảng cáo truyền hình).
- Từ tài liệu khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ quảng cáo đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm của C Food
- Tư vấn về độ hợp lệ của market quảng cáo, hướng chỉnh sửa nhanh nhất (nếu cần).
- Tiến hành soạn Hồ sơ quảng cáo thực phẩm hợp lệ cho khách hàng;
- Đại diện lên Cơ quan có thẩm quyền để nộp Hồ sơ quảng cáo cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi tiến độ hồ sơ và xử lý những phát sinh với Cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận kết quả là Giấy phép quảng cáo thực phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền và giao cho khách hàng;
- Thời gian hoàn thành: 10-15 ngày làm việc