Hợp quy mặt hàng viễn thông

Tư vấn quy trình làm thủ tục hợp quy của mặt hàng viễn thông

 
 
 
Hàng hóa viễn thông khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải làm thủ tục hợp quy hàng viễn thông. Tùy vào từng sản phẩm, dịch vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông có quy định hàng hóa cần chứng nhận, công bố hợp quy hoặc cả hai. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong thủ tục và hồ sơ. Bài viết sau đây, CFOOD giúp doanh nghiệp làm rõ quy trình làm thủ tục hợp quy hàng viễn thông.

Chứng nhận hợp quy cục viễn thông là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Giấy chứng nhận này do Cơ quan có thẩm quyền (Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm của Cơ quan được cấp phép kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông có các trung tâm:
 

Các tổ chức chứng nhận và công bố hợp quy

 

Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông

+ Địa chỉ: Tầng 7, 8 tòa nhà VNTA, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024.39436608 ( máy lẻ 08001) Fax: 024.37820998

 

Chi nhánh Miền Nam - Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông

+ Địa chỉ: Số 60 Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.39919066 Fax: 028.39919065

 

Chi nhánh Miền Trung - Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông:

+ Địa chỉ: 42 Trần Quốc Toản, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3583222 Fax:0 236.3843007

 

I. Quy trình, thủ tục Chứng nhận Hợp quy

1. Phương thức chứng nhận hợp quy

Các phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc Cục Viễn thông gồm các phương thức chứng nhận quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020. Cụ thể gồm:

Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương).

 

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

 

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá.

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo phương thức 1 hoặc phương thức 5.

2. Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy

- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

- Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);

- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

3. Trình tự xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;

- Bước 2: Thỏa thuận chi phí chứng nhận hợp quy;

- Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

- Bước 4: Đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với phương thức 5);

- Bước 5: Xem xét sự đồng nhất của lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7);

- Bước 6: Lấy mẫu (áp dụng đối với phương thức 5 và 7);

- Bước 7: Đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm;

- Bước 8: Trả kết quả xử lý.
 

I. Thủ tục Công bố Hợp quy

 

 

1. Hồ sơ công bố hợp quy

1.1. Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước

a) Bản công bố hợp quy.

b) Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân, tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ công bố hợp quybản sao một trong các loại giấy tờ sau:

b.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);

b.2. Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.

c) Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.

d) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy: Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất.

đ) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải công bố hợp quy:

đ.1. Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax.

- Tên sản phẩm, hàng hóa.

- Hãng sản xuất.

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.

- Số, ngày cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. Kết quả đo kiểm này phải được cấp bởi đơn vị đo kiểm phục vụ hoạt động công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo tự đánh giá.

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy.

đ.2. Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.

 

1.2. Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu

a) Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.

b) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy: Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho nhà sản xuất kèm theo văn bản của nhà sản xuất/đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam gửi Cục Viễn thông về việc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy gồm các thông tin sau: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của các tổ chức nhập khẩu; ký hiệu sản phẩm, hàng hóa (văn bản này chỉ nộp một lần hoặc khi có sự thay đổi về nội dung văn bản).

c) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải công bố hợp quy:

c.1. Báo cáo tự đánh giá do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện hoặc bản sao báo cáo tự đánh giá do nhà sản xuất thực hiện kèm theo văn bản của nhà sản xuất/đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam gửi Cục Viễn thông về việc sử dụng báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của các tổ chức nhập khẩu; ký hiệu sản phẩm, hàng hóa (văn bản này chỉ nộp một lần hoặc khi có sự thay đổi về nội dung văn bản). Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax.

- Tên sản phẩm, hàng hóa.

- Hãng sản xuất.

- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.

- Số, ngày cấp kết quả đo kiểm sản phẩm. Kết quả đo kiểm này phải được cấp bởi đơn vị đo kiểm phục vụ hoạt động công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo tự đánh giá.

- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy.

c.2. Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.

 

2. Quy trình, thủ tục công bố hợp quy

2.1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước

a. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày Cục Viễn thông gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Cục Viễn thông hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

b. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Cục Viễn thông tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

b.1. Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Cục Viễn thông ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

b.2 Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

2.2. Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu

a) Tổ chức, cá nhân khai/lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và gửi một (01) bộ hồ sơ đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư này hoặc tại Cổng thông tin một cửa Quốc gia.

b) Trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy hàng hóa nhập khẩu theo quy định.

Nguồn: 
https://vnta.gov.vn/

CFOOD – đơn giản hóa quy trình làm thủ tục hợp quy hàng viễn thông

Tại CFOOD, khách hàng không cần phải lo lắng tới quy trình làm thủ tục hợp quy của mặt hàng viễn thông. Mison Trans cung cấp dịch vụ hợp quy hàng viễn thông nhập khẩu trọn gói; giúp doanh nghiệp làm thủ tục chứng nhận hoặc công bố hợp quy nhanh chóng. 
 
Thông tin đang được cập nhật, mời quý khách vui lòng quay lại sau! Quay lại trang trước
Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600