Phân biệt các ký hiệu ®, ™, SM và © đi kèm thương hiệu

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Chắc hẳn chúng ta không lạ lẫm gì với các biểu tượng ®, ™, SM và © đi kèm với tên sản phẩm, thương hiệu hay bao bì, nhưng đôi lúc không hiểu các biểu tượng đó có nghĩa là gì, cách sử dụng như thế nào, và dùng sai có bị phạt không?

Đây là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ, mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó.
 
Ở VN thì Luật SHTT không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của SHTT nên VN vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó:
 

1. Trademark (Nhãn hiệu) - ™

 
Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với sản phẩm/dịch vụ của một công ty khác.
 
Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm.
 
TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ.
 
Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.
 
*Nhiều quốc gia phân ra Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ.
 

2. Registered (Đã đăng ký bảo hộ) - ®

 
Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước, vì vậy trong các trường hợp, thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là thương hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ mà dùng ký tự này là sai.
 

3. Copyrighted (Bản quyền) - ©

 
Đây là ký hiệu dùng để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.
 
Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…
 

Nếu sử dụng sai biểu tượng?

 
Mặc dù Luật VN không quy định nó là gì, được sử dụng ra sao, nhưng lại quy định sử dụng sai sẽ bị phạt (!).
 
Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định:
 
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 
a) …..
 
b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
 
c) ….
 
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 
a) ….
 
b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
 
c) ….
 
Như vây ở điểm b được hiểu là chế tài cho việc sử dụng sai các ký hiệu này và ghi các chỉ dẫn như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của… ” dù chưa được bảo hộ. Cụ thể sẽ bị phạt hành chính bằng tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như trên

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600