I. GIỚI THIỆU VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (theo khoản 16 điều 4 của Luật
Sở hữu trí tuệ). Trong Đăng Ký Nhãn Hiệu,
nhãn hiệu hiểu đơn giản là các từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác thể hiện độc lập hoặc kết hợp các yếu tố này.
- Ngoài cụm từ nhãn hiệu quý khách còn có thể thấy các cụm từ như: thượng hiệu,
logo …thường được dùng khi nói đến vấn đề bảo hộ độc quyền hàng hóa, sản phẩm…. Thực chất trong Luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức chỉ có khái niệm “nhãn hiệu” được sử dụng tùy theo nó gắn kèm với sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà được gọi chi tiết hơn là Nhãn hiệu hàng hóa hay Nhãn hiệu dịch vụ….
- Các cụm từ
thương hiệu, hình ảnh, logo, sologan … là cách gọi thông thường của nhãn hiệu.
II. LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN
Mặc dù việc
đăng ký nhãn hiệu,
thương hiệu hàng hóa không bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện với mục đích giúp cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, thương hiệu được độc quyền sử dụng và ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu, thương hiệu của mình.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhắm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể với nhãn hiệu, vì nhãn hiệu được xem như là một tài sản trí tuệ tuyệt đối.
- Là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu … mà cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự tranh chấp nào với các đối thủ khác.
- Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh của bạn.
- Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của doanh nghiệp bạn với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác.
- Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó bạn không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
- Một nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp từ việc lixăng hoặc bán nhãn hiệu đó.
- Tạo cho doanh nghiệp của bạn một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
2. Các đối tượng đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
- Tổ chức hoặc cá cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
III. CÁC LOẠI VÀ CÁCH PHÂN NHÓM ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
1. Các loại nhãn hiệu
- Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu có khả năng phân biệt được dùng để phân biệt hàng hóa của một doanh nghiệp này với hàng hóa của doanh nghiệp khác.
- Loại nhãn hiệu hàng hóa trong các loại đăng ký nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu dịch vụ:
- Nhãn hiệu dịch vụ rất giống với nhãn hiệu hàng hóa về bản chất. Cả hai đều là dấu hiệu có khả năng phân biệt.
- Nhãn hiệu dịch vụ phân biệt dịch vụ của doanh nghiệp này với dịch vụ của doanh nghiệp khác.
- Dịch vụ có thể được hiểu là dịch vụ bất kỳ, ví dụ như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc ăn uống. Nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn, hủy bỏ hiệu lực, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng với các điều kiện giống như nhãn hiệu hàng hóa.
3. Nhãn hiệu chứng nhận
- Nhãn hiệu chứng nhận được cấp để chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẫn xác định nhưng không bị hạn chế ở thành viên bất kỳ. Nhãn hiệu chứng nhận có thể được người bất kỳ sử dụng với điều kiện người đó chứng minh được rằng sản phẩm có liên quan đáp ứng các tiêu chuẫn nhất định đã được thiết lập.
- Ở hấu hết các nước, sự khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể được sử dụng bởi một nhóm các doanh nghiệp cụ thể (ví dụ thành viên của một hiệp hội), còn nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi người bất kỳ miễn là tuân thủ các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu thiết lập.
- Một điểu kiện quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là “có thẩm quyền chứng nhận” sản phẩm có liên quan. Ví dụ về điển hình nhãn hiệu chứng nhận là Woolmark, nhãn hiệu này chỉ được sử dụng để chứng nhận các sản phẩm được sản xuất từ 100% chất liệu len.
4. Nhãn hiệu tập thể
- Nhìn chung, nhãn hiệu tập thể do một hiệp hội hoặc hợp tác xã sở hữu nhưng bản thân các tổ chức này không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà chỉ những thành viên của họ có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để tiếp thị sản phẩm. Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu độc quyền trao cho các thành viên của mình quyền sử dụng nhãn hiệu với điều kiện họ phải tuân thủ các điều kiện/tiêu chuẫn được quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ví dụ: tiêu chuẫn chất lượng, nguốn gốc địa lý …
- Nhãn hiệu tập thể có thể là một phương thức có hiệu quả để cùng tiếp thị các sản phẩm của một nhóm các doanh nghiệp mà nếu thực hiện riêng lẻ sẽ gặp khó khăn hơn để các nhãn hiệu riêng lẻ của họ được người tiêu dùng thừa nhận hoặc/và được những người bán lẻ phân phối. Một nhản hiệu tập thể thành công điển hình là MELINDA được 5.200 nhà sản xuất táo ở vùng Valle di Non và Valle del Sole của Italia sử dụng. Mọi nhà sản xuất có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể MELINDA thuộc sở hữu của công ty Melinda miễn là sản phẩm táo của họ đáp ứng các tiêu chuẫn do Công ty này qui định.
5. Nhãn hiệu liên kết
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương đương nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Theo đó nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm từ hai sản phẩm, dịch vụ trở lên với những đặc điểm cơ bản sau:
- Đặc điểm về chủ thể: Các nhãn hiệu này phải do củng một chủ thể đăng ký thì mới được coi là nhãn hiệu liên kết.
- Đặc điểm về nhãn hiệu: Bên cạnh cùng một chủ thể đăng ký, các nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu liên kết phải thỏa mãn điều kiện là các nhãn hiệu này có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau. “trùng” được hiểu là hoàn toàn giống nhau về cả nội dung và hình thức, “tương tự” có nghĩa là giống nhau về cả mặt hình thức và nội dung có điểm khác biệt cụ thể mà có thể nhận ra được bằng tên gọi, công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đó.
- Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ: các nhãn hiệu này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
6. Nhãn hiệu nổi tiếng
- Là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của một nước nhất định công nhận là nổi tiếng. Nhìn chung “
nhãn hiệu nổi tiếng” được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn. Ví dụ: nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ ngay cả khi không đăng ký (hoặc không được sử dụng) trong một vùng lãnh thổ nhất định.
- Hơn nữa, nếu nhãn hiệu được bảo hộ để chống lại các nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn chỉ khi chúng được sử dụng cho các sảm phẩm trùng hoặc tương tự thì nhãn hiệu nổi tiếng thường được bảo hộ chống lại các nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được sử dụng cho các sản phẩm không liên quan, nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Mục đích chính của việc bảo hộ mạnh hơn là nhằm ngăn không cho các công ty lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc gây ra thiệt hại cho uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhãn hiệu đó.
7. Cách phân nhóm đăng ký nhãn hiệu
- Việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni xơ phiên bản 10 từ 01/01/2012 liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu. Bảng phân loại lần này có một sốsửa đổi so với bảng phân loại trước đó, chủ yếu là một số dịch vụ nằm trong nhóm 37 và 45.
- Xem chi tiết phân loại từng nhóm của Ni xơ cho danh mục 45 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
IV. HỒ SƠ, THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
1. File thương hiệu cần đăng ký (file ảnh), nếu thương hiệu là chữ chỉ cần đọc qua điện thoại hoặc gửi qua email:
info@cfood.com.vn2. Nhóm sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký thương hiệu
3. Thông tin chủ sở hữu đăng ký thương hiệu (theo Giấy đăng ký kinh doanh, Chứng minh nhân dân).
4. Thời gian và quy trình đăng ký nhãn hiệu
- Thời gian tra cứu sơ bộ, thẩm định và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu là 01 ngày làm việc.
- Thời gian soạn hồ sơ và hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu: 03 ngày làm việc.
- Khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp và được cấp số đơn thì trong thời gian từ 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn thì Cực Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn và gửi lại cho người nộp đơn chấp nhận đơn hay từ chối đơn. Từ đó Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung và ra quyết định cấp/hay không cấp
văn bằng bảo hộ.
V. CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- Đến với chúng tôi Quý khách được miễn phí tra cứu và thẩm định.
- Phí đăng ký cho mỗi một nhóm là gồm từ 1 đến 6 sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quý khách sẽ phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ 360.000 đồng cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ, đây là lệ phí cấp bằng.
VI. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRỌN GÓI
- Đăng ký nhãn hiệu đang trở thánh việc làm hàng đầu và ưu tiên của các cá nhân, doanh nghiệp khi phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Đặc biệt khi sự cạnh tranh thương mại ngày càng nhiều khiến cho các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ hình ảnh thương hiệu của mình một cách bền vững. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói uy tín hàng đầu và nhanh nhất Việt Nam. Nhằm giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thể hoàn tất việc đăng ký nhãn hiệu một cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất, luôn đề cao chất lượng dịch vụ và kết quả công việc, hướng đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hoàn hảo nhất tại Việt Nam.
- Quý khách có nhu cầu
đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, quý khách gửi mẫu cần đăng ký vào Email:
info@cfood.com.vn và để lại số điện thoại. tên người liên lạc sẽ có chuyên viên phụ trách gọi lại cho khách hàng hoặc khách hàng gọi trực tiếp đến (08) 665.775.37 để được tư vấn tất cả các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề có liên quan.
VII. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ
- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.
- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.
3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.
4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?
Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:
a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.
- Cần tra cứu trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.
- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
* Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
b. Đăng ký kinh doanh:
Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.
c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
* Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).
- Phiếu kết quả
kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
- 03 mẫu sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
d. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định
* Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản
kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
nhập khẩu).
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
- Thành phần, cấu tạo
- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
- Tác dụng phụ, cách xử lý
- Tính ổn định và cách bảo quản
- Quy trình sản xuất
e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền:
Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
- Bản mô tả (01 bộ);
- Các tài liệu có liên quan;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?
- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?
- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện
sở hữu công nghiệp.
- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam
- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Danh
sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề được đăng tải trên trang web: http://www.noip.gov.vn.
5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ
- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.
- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.
- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.