Những câu hỏi hữu ích khi sử dụng mã vạch

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Thông thường khi nói đến mã số mã vạch người ta thường liên tưởng đến hàng hóa/sản phẩm. Vậy mã số mã vạch là gì? Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Câu 1: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường Việt Nam, vậy mã vạch của những sản phẩm này có lấy trong quỹ số của công ty Mẹ hay không? Hay phải đăng ký mã số mã vạch khác? 

Trả lời: Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường VN, thì công ty con nên đăng ký một Mã doanh nghiệp riêng để cung cấp cho các nhãn hàng đó và các nhãn hàng khác tương tự sau này (nếu có).

Câu 2: Công ty tại Mỹ có nhãn hiệu riêng là A, yêu cầu công ty tại Việt Nam sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng qua bên đó, nghĩa là sản phẩm hoàn thành dưới nhãn hiệu A, sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Vậy trên bao bì sản phẩm A đó có gán được MSMV của công ty Việt Nam này không? Hay là công ty A đó phải đăng ký MSMV tại Mỹ, và phía công ty Việt Nam có được in MSMV của công ty A trên bao bì kg? có phải gửi công văn thông báo cho Tổng Cục không? 

Trả lời: Công ty tại Việt Nam (gia công) sản xuất đóng gói và hoàn thành sản phẩm cho công ty A và hàng xuất trở lại cho bên công ty A:   
- Trong trường hợp nếu công ty A có MSMV và yêu cầu công ty Việt Nam in MSMV này trên sản phẩm mà công ty Việt Nam gia công đó thì công ty Việt Nam phải làm thủ tục thông báo cho Tổng cục việc sử dụng mã nước ngoài trên sản phẩm.
- Nếu công ty A chưa đăng ký MSMV thỉ nên hỏi thủ tục hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty A không) và hỏi công ty A xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in. 

Câu 3: MSMV biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa? 

Trả lời: Mã vạch là Một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. 
Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển. 

Câu 4: Tại sao cần cả mã số và mã vạch? Không thể một trong hai, hoặc mã số hoặc mã vạch? 

Trả lời: Để luận giải cho việc tại sao cần cả MS lẫn MV, chúng ta hãy hình dung công tác quản lý tại một siêu thị lớn kinh doanh một lúc hàng ngàn loại thương phẩm khác nhau. Mỗi loại thương phẩm có cùng đặc tính và giá tiền lại được nhập về từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau mà tốc độ tiêu thụ mỗi loại hàng cũng khác nhau tức nhu cầu quản lý để nhập tiếp mỗi loại hàng cũng khác nhau... 
Như chúng ta biết, mã số là do con người ấn định để gán cho đối tượng cần quản lý. Nếu không dùng biện pháp mã hóa từng thương phẩm bằng mã số thì nhà quản lý sẽ mất nhiều công sức, thời gian cũng như giấy tờ để mô tả chúng bằng chữ viết. Khi không cần quét tự động người ta sẽ chỉ đặt mã số. Mã số ở đây chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm. 
Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chúng ta thấy khi bán hàng trong siêu thị, nhân viên bán hàng chỉ việc dùng máy quét để quét mã vạch trên thương phẩm.  
Nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp MSMV mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động.... đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. 

Câu 5: Có bao nhiêu loại MSMV?  

Trả lời:
5.1 Các loại mã số GS1 gồm: 
- Mã địa điểm toàn cầu GLN; 
- Mã thương phẩm toàn cầu GTIN; 
- Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC; 
- Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI; 
- Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN; 
- Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ; 
5.2 Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:
- Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14; 
- Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128; 
- Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR...    
5.3 Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.

Câu 6: Cách đọc MSMV?

6.1 Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:  
- Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;  
- Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;  
- Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;  
- Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).  

6.2 Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch

Câu 7: Yêu cầu buộc phải có MSMV trên hàng hóa? 

Trả lời: Không bắt buộc  
Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng MSMV là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng MSMV để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.

Câu 8: Công ty tôi là công ty A trước đây đã đăng ký Mã số mã vạch và đã được Tổng cục TCĐLCL cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể và có một Công ty B mua lại công ty của tôi và muốn sử dụng lại mã số mã vạch chúng tôi đã được Tổng cục cấp lên sản phẩm. Trong trường hợp này công ty tôi (công ty A) và Công ty B phải làm những thủ tục gì? 

Trả lời: Vì Mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục cấp cho công ty là chỉ có công ty mới được quyền sử dụng, không có quyền tự chuyển đổi nên trong trường hợp này các công ty phải tiến hành các thủ tục sau: 
- Công ty A: Làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số doanh nghiệp đã được cấp. Thủ tục gồm các giấy tờ sau: + Công văn xin ngừng sử dụng MSMV
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã được cấp (bản gốc)
+ Bằng chứng đã hoàn thành nghĩa vụ phí đến thời điểm xin ngừng 
- Công ty B: Xin đăng ký sử dụng Mã số doanh nghiệp mà công ty A đã sử dụng. Thủ tục gồm các giấy tờ sau: + Công văn xin sử dụng lại Mã số doanh nghiệp của công ty A
+ Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh.
+ Đóng phí đăng ký và duy trì năm đầu tiên như với 1 công ty đăng ký mới.  

Câu 9: Doanh nghiệp tôi đã được cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi ra thêm sản phẩm thì chúng tôi có phải đăng ký mã số doanh nghiệp khác không?

Trả lời: Khi đã được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 01 đến 99 ; Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 001 đến 999 ; Nếu DN đã đựoc cấp mã doanh nghiệp 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0001 đến 9999. Việc phân bổ mã số cho các sản phẩm của mình sẽ do DN tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số. Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, DN phải cập nhật bản danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục. Khi nào sử dụng hết quỹ số đã được cấp, DN có thể đăng ký mã số doanh nghiệp khác.  

Câu 10: Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì ?  

Trả lời: Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này.  
Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:  
· Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh;
· Tiết kiệm diện tích;
· Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản ...);
· Chính xác và an toàn khi quét.
Hiện một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân ...) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp...).  

Câu 11: Kế hoạch nguồn lực công ty ERP (Enterprise Resource Planning) là gì?

Trả lời: Việc sử dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả đòi hỏi dữ liệu phải được truyền bằng một nguồn điện tử. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng rất nhiều loại cơ sở dữ liệu, bao gồm cả các bảng excel. Cách tốt nhất để quản lý dữ liệu nội bộ của công ty là sử dụng hệ thống phần mềm lập Kế hoạch nguồn lực công ty ERP. Hệ thống cung cấp các chức năng kinh doanh chính hoàn toàn tự động. 
Nói cách khác, đó là việc sử dụng công nghệ để tích hợp các thông tin từ các chức năng kinh doanh chính của công ty và hài hòa luồng thông tin trong tổ chức. Dữ liệu liên quan đến giao dịch được lấy ra từ ERP và được đưa vào các gói tin thương mại điện tử. 
ERP là một công cụ rất tinh vi, bao gồm việc tự động quá trình sản xuất, kế toán, phân phối, chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực. 
Chắc chắn rằng sẽ có công cụ ERP đơn giản dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  

Câu 12: Thương mại điện tử GS1 là gì?

Trả lời: Thương mại điện tử GS1 bao gồm các tiêu chuẩn về việc truyền các gói tin thương mại bằng điện tử. Nói ngắn gọn, thương mại điện tử GS1 là thuật ngữ của GS1 về trao đổi dữ liệu điện tử.  
Có 2 bộ tiêu chuẩn GS1 eCom bổ sung cho nhau:  
- GS1 EANCOM - tiêu chuẩn của GS1 cho EDI truyền thống, là một phần đã được đơn giản hóa của UN/EDIFACT  
- GS1 XML - một bộ giản đồ XML mô tả cấu trúc và nội dung của tài liệu kinh doanh.    

Câu 13: Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) là gì?

Trả lời: EDI được định nghĩa là sự truyền các dữ liệu đã được cấu trúc giữa các ứng dụng máy tính, bằng các phương tiện điện tử, không có hoặc có rất ít sự tham gia của con người. Các yếu tố cần thiết của EDI là:  
- Dữ liệu đã được cấu trúc  
- Các tiêu chuẩn về gói tin  
- Trực tiếp từ ứng dụng đến ứng dụng  
- Sử dụng các mạng viễn thông  
- Không có hoặc có rất ít sự tham gia của con người.  
Hai yếu tố đầu tiên được cung cấp dưới dạng các tiêu chuẩn thương mại điện tử của GS1. Ba yếu tố còn lại có thể được làm cho thuận tiện hơn bằng việc sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng API thương mại điện tử GS1 tận tụy.  

Câu 14: Web-EDI là gì?

Trả lời: Web-EDI là sự trao đổi các tài liệu điện tử thông qua một nền tảng cơ sở của internet, phần lớn là sử dụng các mẫu HTML. Người sử dụng điền vào các mẫu sau đó các gói tin được dịch sang tiêu chuẩn EDI tương ứng, ví dụ GS1 EANCOM hoặc GS1 XML và được truyền đến đối tác kinh doanh. Gói tin EDI truyền thống được gửi bởi một đối tác khác được chuyển thành dạng HTML và được gửi cho người sử dụng Web-EDI.    

Câu 15: Các câu hỏi liên quan đến công nghệ phân định bằng tần số radio (RFID-Radio Frequency Identification)

15.1 Tôi đã được xem báo cáo rằng các nhà bán lẻ đã sử dụng , vậy họ có thể cải thiện các quá trình nào với công nghệ này?
Trả lời: Chuỗi cung ứng là ưu tiên chủ yếu của các nhà cung cấp và nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đang làm việc trong lĩnh vực này mặc dù tình hình thực tế của mỗi công ty khác nhau. Điều thông dụng nhất trong lĩnh vực logistics là khả năng kiểm tra hàng hóa bằng cách đặt RFID trên mỗi đơn vị vận chuyển. Khi nhà cung cấp thông tin về hàng hóa vận chuyển cho đối tác thương mại, họ có thể đưa thêm số nhận dạng đơn nhất cho mỗi palet, điều này cho phép nhà bán lẻ có thể nhận hàng tự động bằng cách đọc thông tin về Mã điện tử cho sản phẩm (EPC-Electronic Product Code) từ nhãn (tag).  
15.2 Sử dụng công nghệ này thì công ty sẽ thu được những lợi ích gì?
Trả lời: - Cải thiện sự minh bạch và nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc  
- Cải thiện tình trạng sẵn sàng của sản phẩm trên quầy  
- Cải thiện sự thử nghiệm của khách hàng   
- Tối ưu hóa hiệu quả lưu kho và phân phối lao động  
- Cải thiện tốc độ kiểm tra hàng hóa ra  
- Cải thiện chất lượng và độ tươi mới của sản phẩm  
- Tối ưu hóa mức độ lưu hàng để giảm giá thành  
- Tăng cường khả năng dự báo và lập kế hoạch với một cách tiếp cận có định hướng hơn vào nhu cầu của khách hàng  
- Phòng chống mất cắp  
15.3 Các trường hợp áp dụng chính là gì?
Trả lời: Các nhà bán lẻ có thể áp dụng trong các trường hợp sau trong vòng 3 năm tới:  
- Quản lý tài sản (RTI - Reusable Transport Items, các vật phẩm vận tải có thể sử dụng lại)  
- Quản lý kho  
- Quản lý hàng trả lại  
15.4 Trong các trường hợp này có tiêu chuẩn nào của ngành công nghiệp hoặc quy định bán lẻ không?
Trả lời: Có, có các quy định của GS1 EPC toàn cầu được những người sử dụng cuối cùng với tư cách là tác giả phát triển và quản lý. Những công ty này khuyến cáo mạnh mẽ việc áp dụng các tiêu chuẩn GS1 EPC toàn cầu được mô tả trong tài liệu này và phát hành trên trang web của GS1 EPC toàn cầu:
www.epcglobalinc.org/standards.  
15.5 Có ví dụ nào về các nhà cung cấp đã tìm được giá trị nội tại của họ không?
Trả lời: Các ví dụ như khi các nhà cung cấp sử dụng RFID để nâng cao khả năng quản lý tài sản, truy tìm nguồn gốc và kiểm soát hoạt động. Các thử nghiệm đang được tiến hành để hiểu được làm thế nào RFID có thể cải thiện sự minh bạch trong chuỗi cung ứng giữa các nhà cung cấp của họ với khách hàng, qua đó có thể cải thiện tính sẵn có của sản phẩm và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.  
15.6 RFID giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm và nhà kho như thế nào?
Trả lời: Việc sử dụng RFID có thể giúp cho việc bao gói và các sản phẩm có tính tương tác cao hơn. Ví dụ như có thể áp dụng RFID để cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm cho người tiêu dùng như thành phần, dinh dưỡng, độ an toàn, truy xuất nguồn gốc, cách sử dụng thông tin… Còn có thể dùng RFID để giúp cải thiện dòng sản phẩm trong cửa hàng, cải thiện tính sẵn có của sản phẩm đối với người tiêu dùng và độ tươi của sản phẩm.  
15.7 Các tiêu chuẩn về dữ liệu của GS1 dùng để làm gì?
Trả lời: Khuyến cáo là nên dùng các khóa phân định của GS1. Đó là một hệ thống được quản lý toàn cầu để đánh số và đánh dấu để nhận biết thương phẩm (GTIN – Mã toàn cầu phân định thương phẩm), các đơn vị vận tải hoặc đơn vị logistic (SSCC – Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri), địa điểm và các thực thể hợp pháp (GLN - Mã toàn cầu phân định địa điểm), tài sản và các đơn vị vận tải có thể sử dụng lại (GRAI, GIAI – Mã toàn cầu phân định tài sản), các quan hệ dịch vụ (GSRN – Mã toàn cầu phân định dịch vụ) và hơn nữa. GS1 đảm bảo tính đơn nhất toàn cầu của các số nhận dạng trong chuỗi cung ứng và chuỗi nhu cầu. Đối với EDI, khuyến cáo là nên dùng GS1 EANCOM, một hướng dẫn áp dụng chi tiết của các gói tin tiêu chuẩn UN/EDIFACT sử dụng các Ký hiệu nhận dạng của GS1 và để điều khiển có hiệu quả giản đồ GS1 XML thương mại điện tử dựa trên internet để cung cấp một ngôn ngữ gói tin thương mại toàn cầu dành cho thương mại điện tử. Dịch vụ thông tin EPC (EPCIS-EPC Information Service) xây dựng một giao diện cho việc chia sẻ dữ liệu, cả bên trong công ty và giữa các công ty. Việc chia sẻ này nhằm mục đích cho phép các bên tham gia trong mạng lưới EPC chia sẻ về việc bố trí GTIN (hoặc EPC) cho các đối tượng tùy theo bối cảnh thương mại tương ứng.  
15.8 Có cách nào tốt nhất để áp dụng EPC không?
Trả lời: Sách hướng dẫn áp dụng RFID EPC toàn cầu nhằm vào những người đọc đã biết về RFID và định hướng để sử dụng kỹ thuật này. Cuốn sách bao gồm thông tin từ các nhóm làm việc của EPC toàn cầu, trong đó có rất nhiều thành viên đã làm theo RFID từ rất sớm. Mục tiêu của cuốn sách là cung cấp cho các công ty các thông tin cần thiết thực tế và đúng lúc để họ chuẩn bị cho việc thí điểm RFID và triển khai các dự án bằng cách tận dụng các kinh nghiệm học được của các thành viên trong cộng đồng EPC toàn cầu. Xin mời xem trang web: www.epcglobalinc.org/what/cookbook  
15.9 Các thành phần của giá nhãn (tag) và các chi phí tương ứng liên quan là gì?
Trả lời: Giá tag bị ảnh hưởng của các yếu tố sau:  
- Số lượng  
- Hình thức nhãn (kích thước, vật liệu, v.v…)  
- Dung lượng nhớ  
- Các tính chất và chức năng  
- Nhà sản xuất  
Phụ thuộc vào các yếu tố trên, giá cả cho tag trên thị trường vào khoảng 0,10 đến 0,25 EURO (thời điểm cuối năm 2007). Xu thế giá sẽ dần giảm xuống trong tương lai.  
15.10 Có công cụ nào để tính Đầu tư hoàn lại (ROI-Return on Investment) không?
Trả lời: Trên internet có một số cách tính ROI:  
- www.gs1-germany.de  
- www.autoidecenter.org  
- www.indicod-ecr.it/prodottiservizi/index.php?id=171  
15.11 Nguyên tắc sử dụng tần số radio ở châu Âu là gì?
Trả lời: Tất cả các tag và máy đọc RFID được bán ở thị trường châu Âu đều phải tuân theo quy tắc về radio và trang thiết bị của EU. Nếu không phù hợp với các quy tắc này thì các sản phẩm này không được coi là hợp pháp ở châu Âu.  
Vì thế, bất kỳ hệ thống RFID nào mà bạn mua ở châu Âu đều có thể được triển khai dựa trên cơ sở của các quy tắc hiện tại. Các quy tắc áp dụng cho phép việc thực hiện hệ thống RFID một cách có hiệu quả mà không cần có bất kỳ sự ép buộc quá đáng nào trong quá trình hoạt động giống như Mỹ. Thực tế, cuộc cách mạng về công nghệ và tiêu chuẩn, đặc biệt tương ứng với hệ thống UHF, đã làm cho chúng ta có thể sử dụng một cách có hiệu quả, thậm chí là cả một dải tần số radio có giới hạn được phép hiện nay.  
Cùng với sự phát triển đã đạt được từ trước đến nay, có các nghiên cứu đang được tiến hành để cải thiện tốt hơn quá trình thực hiện và để mở rộng dải tần radio có thể áp dụng ở châu Âu. Các nỗ lực này sẽ giúp quá trình thực hiện ngày càng tốt hơn hiện nay và nhằm cải tiến khả năng mở rộng giải pháp ở châu Âu để đảm bảo sự chấp nhận ở quy mô lớn.  
15.12 Các trung tâm và phòng thí nghiệm như thế nào thì có thể kiểm tra RFID trên sản phẩm?
Trả lời: Sáu phòng thí nghiệm EPC châu Âu đã đồng ý hợp tác chặt chẽ và hình thành nên mạng lưới phòng thí nghiệm EPC châu Âu để ủng hộ cho quá trình chấp nhận công nghệ EPC và RFID ở châu Âu. Có thể tìm thêm thông tin tai địa chỉ: www.gs1eu.org/labs  
15.13 Có hướng dẫn nào về cách áp dụng RFID không?
Trả lời: Khuyến cáo chỉ nên dùng hướng dẫn áp dụng được công bố chính thức của GS1 EPC toàn cầu. Các hướng dẫn này để bổ sung cho việc tuân thủ với các yêu cầu của cơ quan pháp luật và pháp chế của từng nước và phối hợp quốc tế để bảo vệ người tiêu dùng, bảo mật thông tin khách hàng và các vấn đề liên quan. Đó là nền tảng và sẽ tiếp tục được coi là nền tảng cho trách nhiệm của ngành công nghiệp đối với việc cung cấp thông tin chính xác cho sự lựa chọn của khách hàng và người sử dụng cuối cùng.  
Khi có sự phát triển mới đối với EPC, các hướng dẫn này sẽ tiếp tục phát triển trong khi vẫn tiếp tục đại diện cho các cam kết cơ bản của ngành công nghiệp đối với người tiêu dùng. Người ta mong rằng các phát triển trong tương lai, bao gồm cả các tiến bộ về công nghệ, các ứng dụng mới và các lợi ích được đề cao sau giao dịch mua bán, sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn nữa cho cả người tiêu dùng lẫn các công ty trong việc sử dụng nhãn EPC. Các nhà tài trợ cho EPC toàn cầu ủng hộ cho các nỗ lực tập trung liên tục trong các lĩnh vực này để đảm bảo sự phát triển hiệu quả của cả công nghệ EPC và các hướng dẫn. 
Các hướng dẫn trên có tại www.epcglobalinc.org/public/ppsc_guide
GS1 EPC toàn cầu cũng đã phát triển 1 trang web www.discoverrfid.org, một trang web hướng vào người tiêu dùng để họ hiểu được cái gì đằng sau RFID và EPC và công nghệ này giúp các công ty, các viện nghiên cứu và các tổ chức như thế nào để làm cho cuộc sống dễ dàng và an toàn hơn, nói cách khác là tốt hơn.
15.14 Chúng tôi đang dùng mã số mã vạch GS1, nếu tôi dùng thêm nhãn RFID thì có cần thay đổi chìa khóa phân định GS1 hiện tại không? 
Trả lời: Không cần phải thay đổi mã số (GTIN) hiện tại nếu muốn thêm nhãn RFID lên trên sản phẩm. Người chủ nhãn hàng là người chịu trách nhiệm các vật phẩm có hoặc không có nhãn EPC nếu dùng cả 2 loại. Các vật phẩm được nhận dạng có hoặc không có nhãn EPC phải có cùng một mã GTIN để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của Chuỗi cung ứng.
15.15 EPCIS là gì và nó làm việc như thế nào? 
Trả lời: Dịch vụ thông tin EPC (EPC Information Services EPCIS) là một tiêu chuẩn của EPCglobal về chia sẻ thông tin liên quan đến EPC giữa các đối tác thương mại. EPCIS cung cấp một khả năng mới để cải thiện hiệu quả, an ninh và tính hữu hình của chuỗi cung ứng toàn cầu. EPCIS tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin nội bộ cũng như chia sẻ thông tin với bên ngoài về tình trạng và việc di chuyển của hàng hóa. Các công ty có thể trao đổi thông tin bằng cách "nói cùng ngôn ngữ".
EPCIS cung cấp các giao diện tiêu chuẩn cho phép phát triển các ứng dụng trong kinh doanh với các chi tiết chính xác hơn.
15.16 Có thể trao đổi những loại thông tin nào? 
Trả lời: EPCIS cho phép trao đổi thông tin Cái gì, Ở đâu, Khi nào và Tại sao của các sự kiện xuất hiện trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Đây là những thông tin quan trọng trong kinh doanh, như thời gian, địa điểm, cách bố trí và các bước kinh doanh của từng sự kiện xuất hiện trong vòng đời của một vật phẩm trong chuỗi cung ứng. EPCIS là một phần không thể thiếu của mạng lưới EPC toàn cầu nhưng nó khác với các yếu tố của các lớp thấp hơn ở 3 khía cạnh chính sau:
1. EPCIS đề cập rõ ràng đến dữ liệu lịch sử (ngoài các dữ liệu hiện tại). Ngược lại, các lớp thấp hơn của dữ liệu ngăn xếp chỉ hướng tới duy nhất thời gian thực để xử lý dữ liệu EPC.
2. Thông thường EPCIS không chỉ đề cập tới các theo dõi đơn thuần của EPC mà còn cả trong các hoàn cảnh liên quan đến các theo dõi này với ý nghĩa liên quan đến thế giới vật chất, đến các bước cụ thể của quá trình vận hành hoặc phân tích trong kinh doanh. Các lớp thấp hơn của dữ liệu ngăn xếp chỉ đơn giản là các theo dõi.
3. EPCIS hoạt động trong các môi trường của doanh nghiệp ở mức độ biến đổi và đa dạng hơn. Có được điều này là do mong muốn chia sẻ dữ liệu EPCIS giữa các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ giống nhau. Hơn nữa, nó còn do sự liên tục vốn có của dữ liệu EPCIS.
Nói chung, EPCIS có 2 loại dữ liệu: dữ liệu sự kiện và dữ liệu chủ. Dữ liệu sự kiện phát sinh trong khi tiến hành các quá trình kinh doanh và được thu thập qua Giao diện thu thập của EPCIS và có thể cho truy vấn qua giao diện truy vấn của EPCIS. Dữ liệu chủ là dữ liệu thêm cung cấp ngữ cảnh cần thiết để dịch dữ liệu sự kiện. Có thể truy vấn thông qua Giao diện điều khiển truy vấn EPICS nhưng cách nhập dữ liệu chủ không được mô tả trong quy định kỹ thuật EPCIS 1.0.
15.17 EPCIS có thay thế EDI không?
Trả lời: Không. Tiêu chuẩn EPCIS cung cấp một cách để chia sẻ thông tin chi tiết với khối lượng lớn về các sự kiện và trạng thái giữa các đối tác. EPCIS không trữ các thông tin mua bán, dự báo, trả giá… như việc trao đổi qua EDI trong giao dịch kinh doanh giữa 2 bên. 
15.18 Công ty chúng tôi nên áp dụng các tiêu chuẩn nào của GS1 hay các tiêu chuẩn của EPC toàn cầu?
Trả lời: Khuyến cáo việc sử dụng các tiêu chuẩn GS1 EPC toàn cầu và do đó tham gia vào tổ chức. Điều kiện tiên quyết để tạo một mã số EPC là phải là thành viên của EPC toàn cầu.
15.19 Quá trình giữ cho dữ liệu được đồng bộ giữa các bên là gì? (các thay đổi của sản phẩm, sản phẩm mới, quản lý sự gián đoạn)
Trả lời: Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu của GS1 (GDSN) cho phép việc quản lý các thông tin về sản phẩm, ví dụ như mô tả sản phẩm, chiều đóng gói, số GTIN, trọng lượng… Dữ liệu EPC liên quan đến dòng chảy vật chất của vật phẩm trong suốt chu trình sống của nó. Liên kết giữa 2 mạng này là số phân định vật phẩm ví dụ như GTIN và sự kết hợp EPC. Các nguyên tắc đồng bộ hóa không bị ảnh hưởng bởi việc có EPCIS.
15.20 Ai có thể đọc dữ liệu của tôi và dữ liệu nào?
Trả lời: Thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác thương mại sẽ xác định quyền truy cập đối với từng loại dữ liệu.
15.21 EPC nên ở định dạng như thế nào trên Mã toàn cầu phân định thương phẩm theo xê-ri (SGTIN-serial GTIN) và SSCC được phản ánh như thế nào trên thông báo chuyển hàng?
Trả lời: GS1 Đức và ban lãnh đạo các quốc gia có liên quan đã đưa ra một khuyến cáo về việc sử dụng SGTIN và SSCC đối với thông báo chuyển hàng của EANCOM. Các mã tương ứng được sử dụng cũng đã được đệ trình và thông qua bởi GS1 GSMP (Global Standards Management Process - Chu trình quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu). Gần đây, khuyến cáo của các quốc gia còn lại cũng đã được chuyển tới GSMP để thông qua một tài liệu ở cấp độ toàn cầu để đảm bảo rằng các công ty sử dụng đều truyền SGTIN và SSCC vào thông báo chuyển hàng EANCOM theo cùng một cách trên toàn thế giới.

Câu 16: Các câu hỏi liên quan đến phần diễn giải người đọc được đối với mã vạch thuộc Hệ thống GS1

Câu 16.1: Phần diễn giải người đọc được có cần theo một cỡ cụ thể không?
Trả lời: Font OCR-B đã được quy định từ đầu để sử dụng với mã vạch EAN/UCC, nhưng các yêu cầu kĩ thuật của Hệ thống GS1 hiện chấp nhận mọi font nếu font đó là rõ ràng dễ đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu kĩ thuật cho cỡ của mã vạch EAN/UCC, hãy xem tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.1, phụ lục 6.
Phần văn bản người có thể đọc thuộc mã vạch ITF-14 hay GS1-128 phải rõ ràng dễ đọc và có cỡ tỷ lệ đúng với cỡ của mã vạch theo “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.2.1.6 (ITF) và phần 5.3.7.4 (GS1-128). 
Câu 16.2: Phần diễn giải người đọc được nên đặt phía trên hay phía dưới mã vạch?
Trả lời: Tùy thuộc vào mã vạch bạn sử dụng. Đối với mã vạch EAN/UCC, hãy tham khảo tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.1 Phụ lục 6. Đối với mã vạch ITF-14 và GS1-128, phần văn bản (diễn giải người đọc được) có thể được in phía trên hay phía dưới mã vạch theo quy định trong tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.2.1.6 (ITF-14) và phần 5.3.7.4 (GS1-128). 
Câu 16.3: Phần thể hiện các kí tự người đọc được có quan trọng không?
Trả lời: Có. Đối với mã vạch EAN/UCC, các kí tự người có thể đọc phải là phần thiết kế có tham chiếu tới các câu hỏi nêu trên. Khoảng trống của các kí tự thuộc phần diễn giải người đọc ở phía dưới mã vạch ITF-14 và GS1-128 trợ giúp việc làm cho phần văn bản này dễ đọc và dễ nhập dữ liệu hơn. Trong khi tạo các khoảng trống phù hợp cho phần diễn giải người đọc được, những khoảng trống này không được mã hóa vào trong mã vạch. 
Câu 16.4: Tôi thấy có dấu ngoặc đơn bao quanh số phân định ứng dụng (AI) trong mã vạch GS1-128. Chúng được đề nghị xuất hiện ở đó và được mã hóa vào các vạch và khoảng trống của mã vạch hay sao?
Trả lời: Tất cả các số phân định ứng dụng phải được đóng trong dấu ngoặc đơn trong phần diễn giải người đọc được, nhưng không được mã hóa vào mã vạch theo “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.3.7.4. 
Câu 16.4: Có bao nhiêu chữ số tôi in ra phía dưới mã vạch EAN/UCC trong phần văn bản người đọc được?
Trả lời: Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 12 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch UPC-A.
Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 13 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch EAN-13.
Bạn phải, chắc chắn và không có ngoại lệ, in 8 số, không nhiều hơn, phía dưới mã vạch UPC-E and EAN-8. 

Câu 17: Các câu hỏi thường gặp về Hoạt động kiểm tra chất lượng mã vạch 

Câu 17.1: Tôi có nên tính cả phần mã số người đọc được vào trong phép đo chiều cao của mã vạch EAN/UPC?
Trả lời: Có, chiều cao của đo được phải là chiều cao của toàn bộ mã vạch bao gồm cả các mã số. 
Câu 17.2: Vật phẩm mà tôi kiểm tra bị cong, tôi đo chiều cao của mã vạch thế nào?
Trả lời: Nếu có thể, hãy cố làm phẳng nhãn/ sản phẩm ra. Nếu không thể được thì hãy uốn cong thước quanh vật phẩm để có được phép đo chính xác. 
Câu 17.3: Dường như có một vạch đỏ xuyên qua Vùng trống nhưng máy kiểm tra xác nhận không thu nhận nó. Trường hợp này là đạt hay không đạt?
Trả lời: Vật phẩm nên được coi là đạt. Một vài loại màu không gây ra các thay đổi về hệ số phản xạ và sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất quét. Bạn có thể dựa vào khả năng của máy kiểm tra xác nhận để xác định các công bố này. 
Câu 17.4: Máy kiểm tra xác nhận thông báo rằng mã vạch là mã 128, mã vạch đó có đúng không?
Trả lời: Các máy kiểm tra xác nhận phù hợp với ISO cũng có thể đọc các mã vạch không thuộc về GS1. Nếu máy kiểm tra xác nhận [một cách chính xác] thông báo rằng mã vạch là mã 128, nhưng ứng dụng ở đây lại yêu cầu mã vạch GS1-128, thì khi đó mã đó là sai. Khuyến nghị Kí tự chức năng (FNC1) phải được đưa vào phần bắt đầu của mã vạch.
Câu 17.5: Mã vạch không thoả mãn phép đo chiều cao tối thiểu đối với một mã EAN/UPC, mã vạch có đạt không? 
Trả lời: Mã vạch đó là không đạt ngoại trừ trường hợp bao gói bị hạn chế đến mức mà khoảng chiều cao tối đa có thể đã được cho trước. Trong trường hợp này thì mã vạch có thể cho là đạt. Hãy tham khảo www.gs1.org/helpdesk để có được các Câu hỏi thường gặp về việc sử dụng các loại mã vạch EAN/UPC nhỏ. 
Câu 17.6: Nhà sản xuất mẫu muốn dùng mã vạch EAN/UPC trên một nhóm thương phẩm, điều này có đúng không?
Trả lời: Có, điều này là đúng khi mà kích thước X còn có chiều cao tối thiểu là 0,495 mm. 
Câu 17.7: Mã vạch ITF-14 mà tôi đang kiểm tra đã bị giảm chiều cao vạch xuống còn có 28mm, điều này có phù hợp không?
Trả lời: Không, chiều cao tối thiểu phải bằng 32 mm (1,25 in.), ngoại trừ trường hợp bao gói bị hạn chế đến mức không thể dùng chiều cao đúng theo qui định. 
Câu 17.8: Mã vạch GS1-128 rộng 185 mm và nhà sản xuất nói rằng nó sẽ quét được, nó có đạt không?
Trả lời: Không, nó sẽ không đạt. Độ rộng tối đa của mã vạch GS1-128 là 165 mm điều này là để đảm bảo rằng mọi máy quét đều có thể quét được nó. 
Câu 17.9: Mã vạch để kiểm tra có các đường màu trắng cắt ngang qua, đây có là vấn đề không?
Trả lời: Khi kiểm tra mã vạch bằng máy kiểm tra xác nhận, một vài lần quét kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bởi các đường màu trắng. Ảnh hưởng tổng thể của những vạch này sẽ xác định liệu mã vạch có đạt hay không. 
Câu 17.10: Một mã vạch ITF-14 khi kiểm tra đã đạt cấp 0,5 khi các vạch khác không đạt ở cấp này. Điều này có đúng không?
Trả lời: Cấp tối thiểu đối với mọi mã vạch là 1,5 với ngoại lệ cho mã ITF-14 khi được in trên vật liệu làm bằng sợi thủy tinh khi mà cấp khả thi tối thiểu là 0,5. 
Câu 17.11: Chiếc hòm hay nhóm thương phẩm mà tôi đang kiểm tra sẽ chỉ kiểm tra được nếu chất liệu bọc bên ngoài bị nhăn được tháo bỏ. Điều này có chấp nhận được không?
Trả lời: Không, bất kì khi nào có thể mã vạch phải được kiểm tra ở dạng đóng gói cuối cùng của nó. Nếu chất liệu bọc bên ngoài bị nhăn được bó lại ngang qua mã vạch thì nó sẽ không chỉ làm cho việc kiểm tra chất lượng mã vạch thất bại mà thậm trí còn dẫn đến việc không quét được mã vạch khi thương phẩm được chuyển vào chuỗi cung ứng. 
Câu 17.12: Mẫu mà tôi đang kiểm tra rõ ràng là vật phẩm được xác định cho điểm bán lẻ và được gắn mã vạch ITF-14. Nó sẽ tốt chứ?
Trả lời: Không, mọi vật phẩm để bán lẻ phải được mã hóa bằng mã vạch EAN-13, UPC-A, EAN-8 hay UPC-E. 

Câu 18: Các câu hỏi liên quan đến truy tìm nguồn gốc thương phẩm 

Câu 18.1: Có thể tuân thủ điều 18 của Luật EU 178/2002 như thế nào?
Trả lời: Điều 18 của Luật EU 178/2002 yêu cầu phải thực hiện truy tìm nguồn gốc các mặt hàng tại tất cả các bước của sản xuất, chế biến và phân phối. Có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng mã vạch GS1-128 để phân định đơn nhất nguyên vật liệu, mặt hàng thương phẩm và đơn vị hậu cần và lô/seri cũng như mối liên kết, ghi chép và liên lạc của chúng. 
Câu 18.2: Để truy tìm nguồn gốc toàn bộ chuỗi cung ứng, những dữ liệu nào phải được ghi chép, ở đâu và như thế nào ?
Trả lời: Những dữ liệu liên quan tới một hoặc tất cả các bên trong chuỗi cung ứng hoặc là các dữ liệu đối tượng của bất kỳ một luật hoặc quy định chuyên ngành nào. Điều này có thể đạt được một cách có hiệu quả bằng việc sử dụng một hệ thống mở áp dụng xuyên suốt chuỗi giá trị. Dữ liệu ghi chép được có thể được lưu giữ và có thể lấy ra tại mỗi cơ sở dữ liệu của từng đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc là tại một cơ sở dữ liệu trung tâm. Khoảng thời gian để lấy ra phụ thuộc vào đơn vị hậu cần hay thương phẩm cụ thể. Hệ thống GS1 cung cấp một sơ đồ mã số có tính chất chìa khoá tạo thuận lợi cho việc ghi và lấy ra. Thông tin chi tiết hơn có thể tìm thấy trong chương 7 - 10 của Hướng dẫn truy tìm nguồn gốc thủy sản
Câu 18.3: Một hệ thống mở, chẳng hạn như hệ thống GS1, có những ưu việt gì đối với người sử dụng, so với một hệ thống đóng ?
Trả lời: Hệ thống mã số mở cho phép tất cả các bên trong tất cả các ngành kinh doanh sử dụng một tiêu chuẩn chung và do vậy làm tăng hiệu quả của công việc kinh doanh trong chuỗi cung ứng mà họ là một bên. Hệ thống toàn cầu GS1 cung cấp chức năng này. Trái lại, hệ thống ngành hoặc song phương giới hạn khả năng đạt được lợi ích thu được từ việc sử dụng tiêu chuẩn toàn cầu. Sự phát triển mạnh trong hơn 30 năm qua của Hệ thống GS1 thúc đẩy phát triển thêm các phần cứng và phần mềm làm cho việc áp dụng mã vạch trở nên hiệu quả hơn. Chức năng chéo của Hệ thống GS1 đã được nhận thấy bởi nhà cung cấp hệ thống nguồn doanh nghiệp và hiện đã được tổ hợp lại trong phần mềm tiêu chuẩn có sẵn để sử dụng đa ngành các sản phẩm này. 
Câu 18.4: Bắt đầu từ đâu ?
Trả lời: Tiếp xúc và đăng ký thành viên với Tổ chức mã số mã vạch quốc gia (thành viên GS1 quốc tế). Lập Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và/hoặc Mã số địa điểm toàn cầu (GLN) và/hoặc Mã số công ten nơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC) bằng cách sử dụng Mã quốc gia GS1 cùng với số phân định doanh nghiệp mà GS1 Việt Nam đã cấp cho cơ sở bạn. Thông báo dự định của cơ sở bạn cho tất cả các đối tác thương mại sẽ đọc mã vạch GS1 thể hiện các mã số trên đây và /hoặc các thông điệp EDI EANCOM. 
Câu 18.5: Để trở thành thành viên của GS1 phải tốn bao nhiêu ?
Trả lời: Phí thành viên rất khác nhau đối với các nước khác nhau, phụ thuộc vào dung lượng mã số và dịch vụ yêu cầu. Nhưng phí thành viên GS1 là thấp. Nó thường bao gồm phí hàng năm và phí đăng ký lần đầu. 
Câu 18.6: Đổi lại thì nhận được cái gì ?
Trả lời: Một công ty sẽ nhận được một mã số phân định (Id) là tổ chức thành viên GS1, một dung lượng để đánh số sản phẩm của họ và một sự hỗ trợ cơ bản để áp dụng Hệ thống GS1. Dung lượng đánh số sản phẩm giao cho công ty thành viên phụ thuộc vào nhu cầu của họ và trong phạm vi từ 1000 đến 100.000. Nếu một công ty muốn dùng EDI qua thông điệp EANCOM họ có thể yêu cầu những thông tin cần thiết và sổ tay từ tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) của họ. 
Câu 18.7: Quản lý ngân hàng mã số do tổ chức thành viên GS1 quốc tế cấp cho như thế nào ?
Trả lời: Khi bạn tham gia tổ chức thành viên GS1 quốc tế, họ sẽ cung cấp cho bạn các tài liệu cần thiết để quản lý hệ thống mã số. Các công ty nên cấp một cách tập trung các mã số sản phẩm. 
Câu 18.8: In mã vạch GS1 trên nhãn như thế nào ?
Trả lời: Phần mềm tạo nhãn sẽ cho phép bạn sử dụng máy in phun hoặc laser, hoặc bạn cũng có thể sử dụng các máy in thiết kế đặc biệt chất lượng cao truyền nhiệt hoặc trực tiếp. Các máy này có thể có sẵn các đơn vị cho phép in nhãn lập trình trước hoặc là được điều khiển bằng máy tính cá nhân (PC). Cũng có thể nhãn được in bởi một nhà cung cấp chuyên về in nhãn. 
Câu 18.9: Chúng tôi có phải trở thành thành viên của tổ chức thành viên GS1 quốc tế ở mọi quốc gia mà chúng tôi hoạt động ở đó không ?
Trả lời: Không. Thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu về nhận dạng và liên lạc của một công ty. Nhưng nếu có nhu cầu về sự hỗ trợ của một tổ chức MSMV quốc gia khác (Ví dụ về ngôn ngữ địa phương) thì cũng có thể xin tham gia vào tổ chức này. 
Câu 18.10: Để sử dụng mã GS1-128 có cần phải trở thành thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) không ?
Trả lời: Thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia (thành viên GS1 quốc tế) được yêu cầu phát các cấu trúc dữ liệu GS1. Cấu trúc dữ liệu này được thể hiện trên vật mang dữ liệu GS1 (tức là mã vạch) trên lĩnh vực công cộng. Nếu bạn chưa phải là thành viên của một tổ chức MSMV quốc gia thành viên GS1 thì bạn phải làm việc này trước khi bạn muốn sử dụng GS1-128.
Nếu bạn đã là thành viên của tổ chức MSMV quốc gia thành viên GS1, phí thành viên hàng năm của bạn đã bao gồm cả phí liên quan đến những hỗ trợ sử dụng tất cả các tiêu chuẩn GS1, trong đó có cả GS1-128. Các nhà cung cấp hậu cần có thể sử dụng các mã SSCC do các thành viên GS1 áp dụng trên các thùng hàng của họ và thu được lợi ích từ các chức năng có sẵn. 
Câu 18.11: Có phải GS1-128 chỉ sử dụng để nhận dạng kiện hàng không ?
Trả lời: Không. Chúng được sử dụng để phân định các đơn vị thương phẩm, nhận dạng và truy tìm nguồn gốc các đơn vị hậu cần (chủ yếu là kiện hàng) và tài sản cũng như là để mã hoá các thông tin đi kèm như: số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng..... Quy định kỹ thuật GS1-128 cũng được dùng trên nhiều ứng dụng khác. 
Câu 18.12: Có thể liên lạc qua WebEDI được không ?
Trả lời: Có. WebEDI cung cấp cho các công ty khả năng trao đổi với dung lượng thấp các dữ liệu điện tử qua internet.Thông tin được làm sẵn trên trang điện tử tiêu chuẩn hoá. Sử dụng quá trình này và thông điệp điện tử của kỹ thuật trình duyệt hiện đại, ví dụ, có thể nhận được ORDERS hoặc tạo ra DESADV*. Việc chấp nhận và hợp lý hoá các giải pháp như vậy đòi hỏi tiêu chuẩn hoá toàn cầu mà hiện nay đang được GS1 phát triển dựa trên định hình dữ liệu tiêu chuẩn EANCOM. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn.
Câu 18.13: Có thể liên lạc qua XML được không ?
Trả lời: Có. GS1 quốc tế đã cung cấp một bộ tiêu chuẩn toàn cầu B2B dựa trên một bộ lõi sơ đồ. Nó có thể được chia sẻ qua tất cả các nhà công nghiệp và có thể mở rộng để thoả mãn nhu cầu của một ngành cụ thể. Những sơ đồ XML này dựa trên các yêu cầu kinh doanh được tài liệu hoá thành Ngôn ngữ biểu mẫu thống nhất (Unified Modelling Language-UML) mô hình quá trình kinh doanh. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn.
Câu 18.14: Có thể sử dụng RFID để truy tìm nguồn gốc được không ?
Trả lời: Có. RFID là một vật mang dữ liệu cốt yếu bổ sung cho bộ công cụ tiêu chuẩn GS1 hiện có trong các lĩnh vực áp dụng có ý nghĩa, bao gồm cả theo dõi và truy tìm nguồn gốc các mặt hàng thương phẩm, tài sản.... Do các thành phần ứng dụng RFID khác nhau đã được tiêu chuẩn hoá, nên số lượng người dùng tiềm ẩn, các quá trình công nghiệp và kinh doanh đang tăng lên. Tiêu chuẩn RFID đầu tiên được GS1 phát triển là Quy định kỹ thuật GTAG, nó được thiết kế để làm việc trong dải tần số UHF. GS1 coi RFID là công nghệ bổ sung cho các tiêu chuẩn GS1 hiện thời như đã nói trong Quy định kỹ thuật chung GS1 và chúng cùng tồn tại trong một thời gian đáng kể nữa. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn. 
Câu 18.15: Có thể sử dụng mã giảm diện tích (Reduced Space Symbology - RSS) nay có tên là Databar để truy tìm nguồn gốc được không ?
Trả lời: Có. Mã giảm diện tích là một công nghệ tương thích với công nghệ GS1 hiện thời. Nó được thiết kế để mang lại lợi ích trong trường hợp phân định vật nhỏ, tức là những nơi mà mã vạch hiện thời không sử dụng được một cách bình thường. Muốn biết thêm thông tin xin tiếp xúc tổ chức MSMV quốc gia của bạn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600