Sửa đổi nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp với nhau. Dấu hiệu có thể được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ hoặc hình vẽ, hay là kết hợp các yếu tố với nhau và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

1. Sửa đổi nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ?

Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận các thay đổi trong văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ;
- Thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, phân tách, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Sau khi chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu.
Đối với mãu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ, không thể được sửa đổi sau khi được cấp văn bằng bảo hộ trừ trường hợp việc sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu. Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ theo quy định có thể gồm một trong các nội dung sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu;
Sửa chữa thiếu sót trong văn bằng bảo hộ
- Trường hợp phát hiện có thiếu sót trong văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ tự mình hoặc theo yêu cầu của người phát hiện ra thiếu sót tiến hành thu hồi văn bằng bảo hộ có thiếu sót và cấp văn bằng bảo hộ mới.
- Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí sửa đổi văn bằng của Phần này nếu thiếu sót đó do lỗi của chủ văn bằng bảo hộ. Nếu thiếu sót đó do lỗi của Cục Sở hữu trí tuệ thì chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp lệ phí cho việc sửa chữa.

2. Thủ tục ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

Tuỳ theo nội dung cần sửa đổi, bổ sung văn bản yêu cầu bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng ( C Food soạn thảo)
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ) - nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ;
- Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, phân tách, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) (C Food soạn thảo);
- Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi (C Food soạn thảo);
- Mẫu nhãn hiệu đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu); 

3. Quy trình và thời hạn xem xét đơn sửa đổi nhãn hiệu

- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ. 
- Nếu xét thấy yêu cầu là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp
- Trong trường hợp ngược lại, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người yêu cầu thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600