Tư vấn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản trí tuệ vô giá của doanh nghiệp. Vì thế việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là nhu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp

I. Những kiến thức cần biết khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Thường nếu không có sự khác biêt rõ ràng đối với người tiêu dùng, chúng chỉ thường khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa chọn và đi đến quyết định lựa chọn riêng cho mình trong số hàng hóa cạnh tranh. . Đế phù hợp trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hãng hoá là một phần không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác sản phẩm cần chọn. Vì vậy nhãn hiệu hàng hoá là thương hiệu, là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp cần có một số kiến thức cơ bản khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. 
1. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:
Thời hạn bảo hộ đối với quyền nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm tính từ ngày được đăng ký. Thời hạn này có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
2. Gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu:
- Đơn gia hạn có thể được nộp trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn hiệu lực. Đơn gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được quá 6 tháng tính từ ngày đăng ký hết hiệu lực, ngoài phí gia hạn, chủ sở hữu phải nộp thêm tiền phạt nộp muộn.
- Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không nộp khoản phí gia hạn cũng như phí nộp muộn trong thời gian quy định, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ bị huỷ bỏ từ thời điểm hết hạn hiệu lực.
- Vì sự kiện bất khả kháng, chủ sở hữu quyền nhãn hiệu hàng hóa không thể thực hiện được việc nộp phí trong thời hạn quy định, thời hạn nộp phí có thể gia hạn thêm 14 ngày kể từ thời điểm sự kiện nói trên không còn nữa (với chủ thể nước ngoài, thời hạn này là 2 tháng) song không quá 6 tháng so với thời hạn quy định. Sau khi thực hiện việc nộp phí, quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa sẽ được phục hồi.
- Sau khi  gia hạn hiệu lực, việc gia hạn sẽ được công bố trên công báo nhãn hiệu.

II. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
2. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5. Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

III. Gia hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

- Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 6 tháng trước ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ (Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 6 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
- Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN nói trên; bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
- Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm, sau 10 năm chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
- Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
- Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
- Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:
(a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(b) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
(c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
(d) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
- Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường

IV. Thành phần hồ sơ:

1.  Hồ sơ do chủ thể yêu cầu xử lý gồm các tài liệu sau:
+ Đơn yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 05/2006/NĐ-CP;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng ký kinh doanh tại Việt Nam);
+ Các tài liệu, chứng cứ phù hợp với tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý và các nội dung yêu cầu xử lý quy định tại các Điều 23, Điều 24 và Điều 25 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
+ Kết luận giám định (nếu có);
+ Trường hợp vụ việc đã được giải quyết tại Toà Hình sự hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, nay tái phạm thì phải gửi kèm theo 01 bản sao có chứng thực quyết định, bản án có hiệu lực của Toà án hoặc quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền khác.
2.  Hồ sơ do tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền tố cáo gồm các tài liệu sau:
+ Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu người yêu cầu đăng ký kinh doanh tại Việt Nam);
+ Chứng cứ về thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
+ Kết luận giám định về thiệt hại (nếu có).
3. Hồ sơ tố cáo hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ gồm các tài liệu sau:
+ Đơn tố cáo, yêu cầu xử lý với các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
+ Chứng cứ, hiện vật là hàng hoá giả mạo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
4.  Hồ sơ do cơ quan Quản lý thị trường chuẩn bị đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ, gồm các tài liệu sau:
+ Phiếu đề xuất bao gồm: các thông tin phát hiện, chứng cứ chứng minh hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo;
+ Kết quả thẩm tra, xác minh, cung cấp chứng cứ của cơ quan Công an (nếu có);
+ Kết luận giám định, kết quả trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (nếu có)

CÔNG VIỆC CFood THỰC HIỆN:

1. Tư vấn trước khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh.
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu hàng hóa, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ.
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết.
- Tư vấn tra cứu nhãn nhiệu.
- Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.
- Tư vấn những yêu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
- Tư vấn mô tả nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự dẫn đến khả năng bị từ trối của nhãn hiệu hàng hóa.
2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Sao chụp mẫu nhãn hiệu hàng hóa;
- Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết
3. Các giai đoạn thẩm định:
Theo quy định, việc đăng ký nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nộp đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp.
- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn (06 – 09 tháng kể từ ngày công bố đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…)

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600