I. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ theo
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Thông tư số 58/2014/TT-BCT, Bộ Công Thương phân công quản lý An toàn thực phẩm do 2 cơ quan chính là Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
II. C Food triển khai việc tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý, An toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý được phân cấp thẩm quyền quản lý và cấp phép như sau:
1. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
-
Bánhkẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
Bộ Công Thương giao Vụ Khoa Học và Công Nghệ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm có quy mô thiết kế như trên.
Sở Công Thương các Tỉnh/Thành trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:
Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế do Bộ Công Thương quản lý.
Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với: cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân
sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất có công suất của Bộ Công Thương quản lý như đã nêu ở trên, cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) Tỉnh/Thành trực thuộc trung ương trở lên.
Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét để cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Sở Công Thương các Tỉnh/Thành cấp Giấy chứng nhận đối với: cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) Tỉnh/Thành trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn Tỉnh/Thành đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định thuộc Sở Công Thương Quản lý.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
III. Đối tượng không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất.
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Cơ sở chỉ có 02 nhân viên trở xuống trực tiếp kinh doanh.
- Bán hàng rong.
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo qui định.
1. Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan về xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý.
2. Tư vấn về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý.
3. Tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần cung cấp liên quan.
4. Khảo sát và hướng dẫn chuẩn bị tại cơ sở về việc sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều,
dụng cụ, trang thiết bị dùng để chế biến,
chứa đựng thực phẩm, các điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở: tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
5. Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính về: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
6. Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức
VSATTP và cấp chứng chỉ.
7. Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe.
8. Các luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẽ soạn thảo, cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tài liệu về việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Đơn đề nghị, sơ đồ mặt bằng cơ sở, bản mô tả quy trình chế biến, cam kết đảm bảo CfoodSTP…).
9. Đại diện cho khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công Thương: Bộ Công Thương, Sở Công Thương và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
10. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định.
11. Nhận kết quả là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao cho khách hàng.
12. Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (nếu có).
V. Khách hàng cần cung cấp
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp (sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm).
2. Thẻ tập huấn, giấy khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc thẻ tập huấn hết hạn, C Food sẽ hỗ trợ đăng ký tập huấn và cấp thẻ.
Hiệu lực Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp: 03 năm kể từ ngày cấp.
VI. Thời gian cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Trong thời hạn từ 20 - 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ