BRC - TIÊU CHUẨN TOÀN CẦU VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Thời gian cập nhật: 07/09/2020

1.  Tiêu chuẩn BRC là gì?
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998 cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu bán lẻ vào thị trường bán lẻ UK.

BRC là tên viết tắt của tiêu chuẩn BRC Global Standard for Food Safety ban hành mới nhất là phiên bản thứ 6 vào năm 2011. BRC được sử dụng trên toàn thế giới, hỗ trợ cho doanh nghiệp về sản xuất an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm – BRC được thiết lập tích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng
2.    Quá trình phát triển
-    Năm 1990: Luật An toàn Thực phẩm EU
-   Năm 1998: BRC Food Standard: Các nhà cung cấp cho các tập đoàn bán lẻ - Kinh doanh và Phân phối sản phẩm theo thương hiệu của họ
-   2005: BRC Global Standard - Food: Issue 4
-   7/2008: BRC Global Standard - Food: Issue 5
-   1/2012: BRC Global Standard - Food: Issue 6
-   BRC chỉ cung cấp đánh giá cơ bản các yêu cầu về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong BRC yêu cầu về mặt sản xuất công ty phải được chứng nhận về HACCP.
-    Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những thay đổi luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
-    Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này. BRC đưa ra các yêu cầu chung cho việc kiểm soát nông sản đầu vào chứ không cụ thể và chặt chẽ như yêu cầu của GAP.
3.    Đối tượng áp dụng
   Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu – BRC thiết lập các yêu cầu về chế biến thực phẩm, được áp dụng cho các tổ chức bao gồm: Các cơ sở/công ty/nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung;
-    Tiêu chuẩn không áp dụng cho các hoạt động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty;
-    Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm.
  BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia.
10 yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn BRC bao gồm:
  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến - Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát - Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
  3. Đánh giá nội bộ - Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
  4. Hành động khắc phục và phòng ngừa - Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  5. Truy tìm nguồn gốc - Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
  6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt - Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
  7. Dọn dẹp và vệ sinh - Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
  8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt - vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng - Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
  9. Kiểm soát hoạt động - Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  10. Đào tạo - Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600