Định nghĩa thực phẩm chức năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thực phẩm chức năng.
Để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có
tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Đặc điểm chung của thực phẩm chức năng
1. Sản xuất, chế biến dựa theo công thức.
2. (Có thể) loại bỏ chất bất lợi và bổ sung chất có lợi.
3. Có tác dụng tới một (hay nhiều) chức năng của cơ thể.
4. Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
5. Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, khoáng vật.
6. Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả.
7. Sử dụng được thường xuyên, liên tục, không có tai biến cũng như tác dụng phụ.
8. Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định ghi nhãn.
Một số tên thường gọi của thực phẩm chức năng
- Thực phẩm chức năng
- Thực phẩm bổ sung (khoáng chất – vitamin) – Food Supplement, Dietary Supplement.
- Sản phẩm bảo vệ sức khỏe – Health Produce
- Thực phẩm đặc biệt – Food for Special Use.
- Sản phẩm dinh dưỡng Y học – Medical Food.
- Thực phẩm thuốc – Food – Drug
Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống
Thực phẩm chức năng được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food- Drug).
Nguồn gốc của thực phẩm chức năng: từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, do đó có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc. Đối với các nước không có nền Y học cổ truyền (còn gọi là Đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm Y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành (gọi là) thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày.
Hiệp hội Thưc phẩm Chức năng Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí so sánh cụ thể như sau:
TT |
Tiêu chí |
Thực phẩm Truyền thống |
Thực phẩm chức năng |
1 |
Chức năng |
1.Cung cấp các chất dinh dưỡng.
2.Thỏa mãn về nhu cầu cảm quan. |
|
2 |
Chế biến |
Chế biến theo công thức thô (không loại bỏ được chất bất lợi) |
Chế biến theo công thức tinh (bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) được chứng minh khoa học và cho phép của cơ quan có thẩm quyền. |
3 |
Tác dụng tạo năng lượng |
Tạo ra năng lượng cao |
Ít tạo ra năng lượng |
4 |
Liều dùng |
Số lượng lớn |
Số lượng rất nhỏ |
5 |
Đối tượng sử dụng |
Mọi đối tượng |
Mọi đối tượng; Có định hướng cho các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ trung niên… |
6 |
Nguồn gốc nguyên liệu |
Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) có nguồn gốc tự nhiên |
Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên) |
7 |
Thời gian & phương thức dùng |
Thường xuyên, suốt đời. Khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt |
Thường xuyên, suốt đời. Có sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt. |
Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã có những so sách hết sức cụ thể giữa thực phẩm chức năng và thuốc như sau
TT |
Tiêu chí |
Thực phẩm chức năng |
Thuốc |
1 |
Định nghĩa |
Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. |
Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế trừ TPCN. |
2 |
Công bố trên nhãn của nhà SX |
Là TPCN (sản xuất theo Luật An toàn thực phẩm) |
Là thuốc (vì sản xuất theo Luật Dược) |
3 |
Hàm lượng chất, hoạt chất |
Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể |
Cao |
4 |
Ghi nhãn |
- Là TPCN
- Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể. |
- Là thuốc
- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định |
5 |
Điều kiện sử dụng |
Người tiêu dùng tự mua ở chợ, siêu thị |
Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ |
6 |
Đối tượng dùng |
- Người bệnh
- Người khỏe |
- Người bệnh |
7 |
Điều kiện phân phối |
Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp |
Tại hiệu thuốc có dược sĩ.
Cấm bán hàng đa cấp. |
8 |
Cách dùng |
- Thường xuyên, liên tục.
- Không biến chứng, không hạn chế |
- Từng đợt.
- Nguy cơ biến chứng, tai biến |
9 |
Nguồn gốc, nguyên liệu |
Nguồn gốc tự nhiên |
- Nguồn gốc tự nhiên.
- Nguồn gốc tổng hợp. |
10 |
Tác dụng |
Tác dụng lan tỏa. Không có tác dụng âm tính. | Tác dụng chữa 1 chứng bệnh cụ thể. Có tác dụng âm tính |