Tập trung hỗ trợ xuất khẩu nông sản

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Hiện nay, nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu là vấn đề tất yếu.

Để tăng số lượng cũng như chất lượng nông sản phục vụ cho xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản đến khâu chế biến. Tất cả phải theo chuỗi, quy trình khép kín. 

Tập trung hỗ trợ xuất khẩu nông sản ảnh 1Trồng dưa lưới chất lượng cao xuất khẩu. Ảnh: CAO THĂNG
Sản xuất nhỏ lẻ chưa theo chuỗi

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu nông sản ra thế giới. Đến nay, nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng và thặng dư, góp phần cải thiện cán cân thương mại.

Năm 2018, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản khoảng 40 tỷ USD. Song, vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất, xác thực nguồn gốc, đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường còn nhiều hạn chế. Tình trạng khó tiêu thụ, dư nguồn cung đối với một số nông sản đã xảy ra trong thời gian qua. Một nguyên nhân quan trọng là do quy trình sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát theo tín hiệu của thương lái mà không bám sát nhu cầu thị trường…

Điều này cho thấy, việc kiểm soát khâu tổ chức sản xuất, nguồn cung ở cấp địa phương còn chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, thông tin truy xuất công bố chưa đầy đủ trong toàn chuỗi; chưa kiểm tra chéo thông tin và kết nối thông tin giữa các tác nhân; không có hệ thống định danh chung cho sản phẩm, tác nhân và vùng sản xuất; thông tin chưa minh bạch và được xác nhận; chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc; chưa kết nối đầy đủ với quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc… 

Phân tích về những hạn chế trong chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam, TS Đào Thế Anh (Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết, sản phẩm nông sản của Việt Nam đang lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chất lượng không đồng đều.

Đặc biệt, chi phí giao dịch cao, qua nhiều trung gian, thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn và công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp; thiếu thông tin thị trường cũng như thiếu thương hiệu. Khó khăn lớn nhất trong phát triển chuỗi giá trị nông sản là khó lựa chọn, tìm kiếm được doanh nghiệp (DN) đầu tàu, các DN dám đồng hành cùng nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, sản xuất nhỏ, vùng sâu vùng xa. 

Đồng bộ các giải pháp

Như vậy, xuất khẩu nông sản trong thời gian qua đã có những khởi sắc ấn tượng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như nêu trên. Nhìn nhận về vấn đề này, ông Đinh Viết Tú, Phó chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản vùng 1 (Bộ NN-PTNT), cho rằng thị trường quốc tế ngày càng nhiều rủi ro, bởi xu hướng bảo hộ bằng hàng rào thuế quan có xu hướng gia tăng. Một số nước tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩmnhập khẩu, thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng nông sản giữa các nước có nguồn cung tương tự.

"Để phát triển nông sản bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu phải cải cách các hiệp hội ngành hàng để tăng cường quản trị và năng lực cạnh tranh chuỗi; tiếp tục thúc đẩy quan hệ liên kết DN - hợp tác xã - nông dân; áp dụng công nghệ quản trị hiện đại truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi; xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống dịch vụ chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm" - TS Đào Thế Anh
Để xuất khẩu nông sản ít gặp rủi ro và đáp ứng được các tiêu chí ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu, các DN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất và chế biến nông sản; chủ động tìm hiểu thị trường, những thay đổi, quy định của các nước nhập khẩu để có những phương án thích nghi. Về phía Bộ NN-PTNT, sẽ tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng nông sản.

Đồng thời, nhằm tiếp tục giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tìm kiếm, giới thiệu các tập đoàn nước ngoài chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu chế biến, sử dụng phụ phẩm của Việt Nam, đặc biệt là công nghệ về giống; giới thiệu, kêu gọi các nhà đầu tư, tập đoàn, công ty lớn hợp tác, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), cũng cho rằng các DN sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động chuẩn bị thấu đáo và xác đáng, không bị tác động một cách tiêu cực đối với quá trình kiểm soát thị trường và giám sát hàng hóa nông sản nhập khẩu của các nước nhập khẩu; chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu, tổng hợp thông tin về thị trường đối với từng mặt hàng cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương sẽ tìm kiếm các thị trường nước ngoài có tiềm năng, cung cấp thông tin cho Bộ NN-PTNN và các địa phương nhằm điều tiết, phối hợp tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm nông sản hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, Bộ Công thương tiếp tục thực hiện tốt đàm phán, tạo thuận lợi về thuế quan, quy tắc xuất xứ... cho nông sản xuất khẩu; thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp vào các mạng lưới phân phối quốc tế; tích cực quảng bá hàng nông sản Việt Nam ở nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ các hiệp hội, địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600