Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố ngày càng được kiểm soát chặt chẽ.

Trong sáu tháng đầu năm 2018, thành phố kiểm tra 247 cơ sở, các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, kiểm tra hơn 32 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, lực lượng chức năng xử phạt gần 1.600 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng, tiêu hủy sản phẩm của gần 220 cơ sở. Công tác thanh tra, kiểm tra đã tạo chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ quy định về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhiều cơ sở sau khi thanh tra, kiểm tra đã tự giác đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ATTP. Ý thức vệ sinh môi trường tại cơ sở sản xuất cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP còn không ít hạn chế như: nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh và phần lớn chưa đáp ứng các điều kiện ATTP; hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm không bảo đảm vệ sinh môi trường, ATTP. Đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP tại các quận, huyện, thị xã; xã, phường còn thiếu. Trình độ quản lý về ATTP hạn chế. Tại nhiều địa bàn, người đứng đầu chính quyền chưa quan tâm đến công tác ATTP.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành bộ tiêu chí chấm điểm công tác ATTP tại các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bộ tiêu chí chấm điểm gồm: công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý ATTP; công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP; công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận ATTP; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; triển khai các mô hình điểm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm; quản lý trang, thiết bị và kinh phí công tác ATTP. Với thang điểm 100, các đơn vị đạt từ 95 trở lên được xếp loại xuất sắc; từ 90 đến dưới 95 điểm được xếp loại tốt, từ 70 đến dưới 90 điểm xếp loại khá và loại trung bình dưới 70 điểm. Nếu địa bàn nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm, có từ 30 người trở lên bị ngộ độc hoặc có người chết do ngộ độc thực phẩm; báo cáo, xử lý ngộ độc thực phẩm chậm, không kịp thời hoặc phối hợp không tốt, sẽ bị trừ điểm.

Đây là công việc cần thiết, cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý ATTP, trong đó gắn chặt trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người đứng đầu chính quyền trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để bộ tiêu chí này phát huy hiệu quả, thành phố cần có cơ chế khen thưởng, khuyến khích các đơn vị làm tốt, xử phạt đơn vị có điểm thấp. Lực lượng chức năng cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra đột xuất và tăng cường giám sát hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; công khai danh tính các cơ sở vi phạm. Tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất an toàn, đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung…

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600