Siết hậu kiểm thực phẩm doanh nghiệp tự công bố

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Ba bộ cùng UBND các tỉnh hậu kiểm sản phẩm doanh nghiệp tự công bố, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra.

Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm nay. Các Bộ Y tế, Nông nghiệp, Công thương và UBND tỉnh các cấp chịu trách nhiệm hậu kiểm từng nhóm mặt hàng cụ thể, theo nguyên tắc tránh chồng chéo.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý 6 nhóm ngành hàng gồm thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đá thực phẩm; các vi chất bổ sung vào thực phẩm; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và nhóm các mặt hàng hai bộ chưa quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý 19 nhóm hàng. Bộ Công thương 8 nhóm. 

Với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố sẽ tập trung kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm, nguyên liêu; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm... Ảnh: T.C.

Với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, liên ngành sẽ tập trung kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm, nguyên liêu; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm... Ảnh: T.C.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, công tác hậu kiểm sẽ tập trung vào các sản phẩm tự công bố, sản phẩm nhập khẩu thuộc diễn miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm... Trong đó vừa hậu kiểm hồ sơ, vừa lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Đây là lần đầu tiên triển khai giám sát thực phẩm theo hướng này. Mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra, giám sát một lần trong năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.

Tại Trung ương, công tác hậu kiểm tập trung tại các địa bàn Hà Nội, TP HN, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Vĩnh Long... Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm vừa ban hành đã thay đổi phương thức quản lý thực phẩm tại Việt Nam. Hiện nay, trừ 4 nhóm thực phẩm có yêu cầu đặc biệt, đa số thực phẩm thông thường doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm hậu kiểm. Điều đó đồng nghĩa giảm bớt tiền kiểm, tập trung vào hậu kiểm.

“Thông thoáng đầu vào nhưng quản lý chặt đầu ra. Doanh nghiệp tự công bố chất lượng, cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm; khi phát hiện ngoài xử phạt toàn bộ sản phẩm bị thu hồi”, ông Phong nhấn mạnh.

Hiện nay, để kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, Việt Nam thực hiện cả hình thức tiền kiểm và hậu kiểm. Trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bao gồm phiếu kiểm nghiệm, ghi nhãn... để cơ quan nhà nước kiểm tra giấy tờ, đối chiếu các chỉ tiêu an toàn doanh nghiệp tự công bố đã phù hợp chưa..., tức tiền kiểm. Trong quá trình kinh doanh, cơ quan chức năng tiếp tục định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu xét nghiệm (hậu kiểm) để giám sát chất lượng

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600