Mỗi ngày TP.HN tiêu thụ khoảng 10.000 con heo, hơn 10% trong đó được tiêu thụ ở kênh phân phối hiện đại đã thực hiện nghiêm túc việc truy xuất nguồn gốc, 85% tiêu thụ ở kênh phân phối chợ, cụ thể là qua 2 chợ đầu mối.
Nếu quản lý chặt nguồn heo này, TP.HN có thể kiểm soát được gần như toàn bộ nguồn heo tiêu thụ trên địa bàn. Thế nhưng, đã hơn nửa năm kể từ lúc TP. HN triển khai thí điểm đề án (từ tháng 12/2016), việc kiểm soát, quản lý truy xuất nguồn gốc thịt heo gặp nhiều vướng mắc, nếu không muốn nói là khó khả thi.
Chuẩn riêng nên khó quản lý
Theo quy định hiện hành, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc thông qua hóa đơn chứng từ. Tuy nhiên, do đây là tiêu chuẩn riêng của thành phố về thực phẩm bán vào địa bàn TP.HN, vượt ra khỏi quy định chung của nhà nước nên cơ quan chức năng khá lúng túng trong việc thực hiện đề án.
Đến nay, mặc dù TP.HN đã tích cực tuyên truyền, vận động các chủ thể (trại nuôi, thương lái, quản lý thị trường các tỉnh, thương nhân chợ đầu mối), thậm chí Phó chủ tịch UBND TP.HN Trần Vĩnh Tuyến đã trực tiếp làm việc với tỉnh Long An (nơi tập trung các trại giết mổ heo từ các tỉnh miền Tây) và được hứa hẹn hợp tác, nhưng chỉ từ 30 - 36% lượng heo đổ về TP.HN có đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc và có đầy đủ thông tin có thể truy xuất được. Đặc biệt, phần lớn thương nhân bán heo về chợ Bình Điền xem thường quy định, vẫn đưa heo không có vòng truy xuất nguồn gốc vào chợ tiêu thụ bình thường.
Chính vì không thể xử lý vi phạm này bằng các chế tài mang tính pháp lý, TP.HN đã chỉ đạo các sở/ngành mở “chiến dịch” chốt chặn, kiểm tra, lấy mẫu test nhanh chất cấm đối với những xe chở heo không thực hiện đeo vòng truy xuất nguồn gốc để tăng cường xử lý vi phạm (nếu có) với hy vọng sẽ tạo áp lực, buộc các chủ thể tuân thủ quy định của đề án. Mặc dù vậy, tình hình vẫn không cải thiện, tỷ lệ heo được “đeo vòng” đúng quy định vẫn không tăng lên.
Ngoài đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, TP.HN đã thực hiện truy xuất nguồn gốc mặt hàng rau củ và dán tem lên những sản phẩm được truy xuất để qua đó, người tiêu dùng có thể đọc được thông tin về trang trại hay hợp tác xã trồng trọt, đơn vị phân phối. Sắp tới TP.HN sẽ thực hiện truy xuất mặt hàng thịt, trứng gia cầm và hướng tới nhiều mặt hàng thực phẩm khác. Thế nhưng, cũng như với con heo, các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng rau củ đang thực hiện dán tem một cách đối phó và người tiêu dùng không mấy quan tâm đến con tem này hoặc chưa tải phần mềm về điện thoại thông minh để “đọc” tem.
Phải kiên trì!
Tổng giám đốc một doanh nghiệp bán lẻ cho biết: việc kiểm soát, quản lý chất lượng thực phẩm trên địa bàn là cần thiết, nhưng cách làm của TP.HN là chưa ổn. Chính quyền thành phố là một đơn vị hành chánh, không thể yêu cầu, bắt buộc các nhà cung cấp tuân theo tiêu chuẩn riêng của mình mới được đưa hàng vào.
Hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau nên việc kiểm soát, quản lý gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào sự chung tay hợp tác của các địa phương.
“Với cách làm hiện tại, thành phố chỉ mới kiểm soát được nguồn thực phẩm được cung cấp từ đâu, trong khi vấn đề quan trọng là chất lượng nguồn thực phẩm đó ra sao, được nuôi trồng thế nào thì không biết được. Đó là chưa kể nếu làm không “tới”, việc thực hiện chỉ mang tính đối phó sẽ làm phát sinh thêm chi phí, thời gian cho các bên”, vị tổng giám đốc này cho biết.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP.HN còn nhiều lỗ hổng và chưa có quy định pháp luật quản lý, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HN cho biết, thành phố rất cân nhắc khi đề ra chủ trương kiểm soát an toàn thực phẩm từ gốc. Với đề án này, TP.HN đi tiên phong thay đổi cách tiếp cận để đem đến những sản phẩm an toàn cho người dân. Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa là xu hướng chung của thế giới, hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nhưng bán ở thị trường nội địa thì chưa quan tâm đến yếu tố này.
“Luật An toàn thực phẩm cho phép UBND các tỉnh được ban hành các quy định, tiêu chuẩn phù hợp với đặc thù địa phương mình; tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn mác đầy đủ; TP.HN đã tiên phong trong quy định xe phải vận chuyển bằng xe lạnh tới nơi phân phối sỉ và đã áp dụng thành công; chợ Hóc Môn và Bình Điền đang triển khai mô hình chợ an toàn thực phẩm… Đó là những cơ sở pháp lý của đề án” - ông Hòa cho hay.
Cũng theo ông Hòa, TP.HN có thể kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định chung trên phạm vi cả nước. Với đề án này, thành phố hoàn toàn không đặt tiêu chuẩn cao hơn hay "đứng trên" tiêu chuẩn chung của cả nước. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm cũng giúp các tỉnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tiến tới liên kết vùng.
TS. Trần Du Lịch thì cho rằng, trong khi chưa có quy định chung về tiêu chuẩn cao hơn đối với thực phẩm, TP.HN cần tăng cường tuyên truyền, công bố, phổ biến những địa chỉ bán thực phẩm an toàn, tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm cho người dân. Dần dần, khi ý thức người dân nâng lên, họ sẽ chủ động đòi hỏi hàng hóa sản phẩm phải truy xuất quản lý được nguồn gốc. Khi ấy, các tỉnh muốn bán hàng vào TP.HN phải tự động đáp ứng yêu cầu của thị trường TP.HN. Đến thời điểm chín muồi có thể khuyến nghị chính phủ có cơ chế, lộ trình áp dụng cho các đô thị, khu chế xuất - khu công nghiệp.
Những cái khó trong quản lý thực phẩm ở TP.HN
* Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP.HN còn nhiều lỗ hổng và chưa có quy định pháp luật quản lý
* Do đây là tiêu chuẩn riêng của thành phố vượt ra quy định chung của nhà nước nên cơ quan chức năng khó trong việc thực hiện
* Người tiêu dùng không mấy quan tâm hoặc chưa tải phần mềm về điện thoại thông minh để “đọc” tem
* Sản phẩm nông nghiệp phải nhập khoảng 70% từ các tỉnh, phụ thuộc nhiều vào sự chung tay hợp tác của các địa phương