Nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ giá trị thương hiệu

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Về phương diện quốc gia, Việt Nam đứng thứ 48 bảng giá trị thương hiệu quốc tế với trị giá 141 tỉ USD

Ngày 4-7 tại Hà Nội, Cục Tài chính doanh nghiệp (DN) - Bộ Tài chính phối hợp với Hội đồng Thương hiệu quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu DN.

Bỏ phí giá trị thương hiệu

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, cho biết đến nay, một số DN nhà nước đã được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận giá trị thương hiệu cao, tạo được uy tín quốc tế. Ví dụ Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) vào Top 400 thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đạt 2,686 tỉ USD, VinaPhone đạt 1,04 tỉ USD... Tuy nhiên, phần lớn DN vẫn chưa xác định được giá trị thương hiệu hoặc xác định chưa đầy đủ. Ngay cả các thương hiệu lọt vào tốp đầu thế giới nêu trên cũng chưa được xác định như giá trị tài sản DN tại Việt Nam. "Nhà nước có thể bị thất thoát lớn trong quá trình cổ phần hóa, nhất là giai đoạn tới sẽ cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn. DN thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập...." - ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Nguyên nhân về góc độ pháp lý chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá. Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao DN 100% vốn nhà nước; Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DN nhà nước đều xác định lợi thế kinh doanh của DN bao gồm cả giá trị thương hiệu, DN được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng điều này lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam vì giá trị thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa được coi là tài sản cố định vô hình.

Nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ giá trị thương hiệu - Ảnh 1.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) lọt Top 400 thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm 2016. (Ảnh có tính minh họa)Ảnh: internet

Ông Tiến cho biết vừa qua, nhiều DN gặp khó khăn trong xác định giá trị thương hiệu vào tài sản DN. Cụ thể, tên thương mại là quyền sở hữu của pháp nhân, khi góp vốn nhận cổ phần thì pháp nhân đó còn được sở hữu không? Riêng nhãn hiệu hàng hóa thì dễ dàng xác định được chủ sở hữu thông qua hợp đồng góp vốn quy định rõ sử dụng có thời hạn. Tuy nhiên, lại gặp khó trong vấn đề xác định giá trị thương hiệu. Ví dụ gần đây, nhà đầu tư Hàn Quốc phải trả hàng triệu USD cho Fafim để sử dụng thương hiệu Fafim cho hệ thống rạp chiếu phim họ đầu tư tại Việt Nam. Sau một thời gian tăng vốn, các bên không biết tính giá trị thương hiệu Fafim tăng lên bao nhiêu, cuối cùng đi đến thống nhất để 2 DN tự thỏa thuận, nhà nước không can thiệp.

DN "chết", thương hiệu vẫn còn giá trị

Bên cạnh cản trở về pháp lý còn có nguyên nhân DN chưa có ý thức về sở hữu trí tuệ - cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền giá trị tài sản. Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ, cho biết số lượng đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của DN Việt Nam chỉ chiếm 15% tổng số đơn nộp đến cục mỗi năm, còn lại là của các DN nước ngoài. Đặc biệt, DN Việt Nam rất ít đăng ký bảo hộ giải pháp công nghệ trong khi đây là yếu tố giúp tạo ra sự bùng phát công nghệ để giảm chi phí, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, từ đó khẳng định được giá trị thương hiệu. Đây cũng là lý do dẫn đến thực trạng nhiều DN Việt đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao nhưng khi xuất ngoại vẫn phải núp dưới tên của các thương hiệu có giá trị trên thế giới mới có thể vào được thị trường quốc tế. Việc "mượn danh" khiến các DN Việt Nam thiệt thòi đủ đường.

Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá các thương hiệu của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất nhanh chóng. Về phương diện quốc gia, Việt Nam đứng thứ 48 trên bảng giá trị thương hiệu quốc tế với trị giá 141 tỉ USD. Một số DN Việt Nam đã thành công khi có giá trị thương hiệu. Ví dụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thu được trên 76 triệu USD trong 2 năm 2015-2016 từ giá trị thương hiệu. "DN có thể làm ăn lỗ lãi từng thời kỳ nhưng giá trị thương hiệu luôn là con số dương, các tài sản của công ty đều khấu hao, trừ thương hiệu. Ví dụ một tập đoàn nổi tiếng của Mỹ là Leman đã phá sản hoàn toàn, không còn chút giá trị kinh doanh nào. Nhưng nhà đầu tư muốn sử dụng thượng hiệu Leman vẫn phải trả tiền" - ông Samir Dixit dẫn chứng.

Theo chuyên gia này, 47% giá trị các công ty trên thế giới là tài sản vô hình, không nằm trong bảng tổng kết tài sản. Muốn định giá các công ty chưa lên sàn chứng khoán, bên cạnh các giá trị được ghi nhận trên báo cáo tài chính còn phải cộng thêm trung bình 25% nữa ở tài sản vô hình, trong đó có giá trị thương hiệu mới là giá trị chính thức của công ty đó

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600