Sở hữu trí tuệ và cuộc chơi toàn cầu

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Sở hữu trí tuệ là một nội dung quan trọng trong quá trình đàm phán TPP của Việt Nam với các đối tác, là thử thách quan trọng, thậm chí mang tính sống còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong buổi làm việc với Cục SHTT cuối tháng 9 vừa rồi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu thay đổi mạnh mẽ quy trình, thủ tục, cơ chế thẩm định, thực thi quyền SHTT, đồng thời làm rõ hoạt động SHTT của Việt Nam đang đứng ở đâu so với thế giới và khu vực về thời gian giải quyết, chi phí thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ. Thời gian và chi phí chính là điều mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ quyền SHTT quan tâm nhất.
 
 
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh tại một hội nghị về quản lý SHTT ở Hải Phòng. Ảnh: Loan Lê
Ngoài vấn đề thủ tục, nhận thức về SHTT của xã hội - nhất là cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam - còn rất kém. Rất nhiều sự cố liên quan đến SHTT đã xảy ra, tốn giấy mực của báo chí và tiền bạc của chính các doanh nghiệp.
 
“Mất bò mới lo làm chuồng”, nhiều doanh nghiệp bị nước ngoài đăng ký mất nhãn hiệu mới kiện để đòi lại, như câu chuyện của Vinataba, kẹo dừa Bến Tre, càphê Trung Nguyên, càphê Buôn Ma Thuột… Khi nhận thức về SHTT chưa rõ ràng thì hội nhập quốc tế, mở rộng kinh doanh là điều hết sức khó khăn.
 
SHTT là một nội dung quan trọng trong quá trình đàm phán TPP của Việt Nam với các đối tác, nhất là phía Mỹ. Với tình hình hiện nay, khi TPP chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan tới vi phạm SHTT. Ngoài ra, với những hiệp định thương mại kiểu mới giữa Việt Nam với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu và cả WTO, vấn đề SHTT vẫn là thử thách quan trọng, thậm chí mang tính sống còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước phát triển không bao giờ cho phép một mặt hàng không rõ xuất xứ, không đăng ký nhãn hiệu nhập và lưu hành.
 
Khi làn sóng đầu tư, hàng hóa nước ngoài đổ vào Việt Nam do các hiệp định thương mại kiểu mới như TPP có hiệu lực, các tranh chấp SHTT sẽ bùng nổ. Lúc đó, nếu không có hệ thống thực thi quyền đầy đủ, chúng ta sẽ không giải quyết được, rất dễ nhận thua thiệt.
 
Vì vậy, các doanh nghiệp có tài sản trí tuệ phải lập tức đăng ký để được bảo hộ trong toàn khối TPP, cụ thể là đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý…
 
Đó chính là chứng chỉ để tham gia cuộc chơi toàn cầu. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần rốt ráo cải cách để rút ngắn thời gian làm thủ tục, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng bảo vệ quyền SHTT của mình. Nếu không làm tốt điều này, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể phá sản hoặc giải thể khi TPP được thực thi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600