Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: Doanh nghiệp và người dân chưa mặn mà

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (ĐKNHHH), tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh nhiều doanh nghiệp và người dân chưa thực sự quan tâm đúng mức tới đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Trong giai đoạn 2005-2015, toàn tỉnh có 247 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với 336 văn bằng bảo hộ được cấp.

Trong đó có 1 giải pháp hữu ích, 17 kiểu dáng công nghiệp và 318 nhãn hiệu hàng hóa. So với con số hơn 4.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, 69 làng nghề cùng nhiều nông sản địa phương có tiếng thì số lượng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là quá ít.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa mặn mà với ĐKNHHH do nhận thức còn hạn chế, chưa thực sự xem đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là công cụ để phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp, nguyên nhân của thực trạng trên là do đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ. Sản phẩm làm ra lại chưa có ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác, cùng với nhận thức chưa đầy đủ nên doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, đăng ký nhãn hiệu nói riêng. Cũng không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng sản xuất kinh doanh, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, để rồi khi xảy ra tranh chấp mới loay hoay tìm cách tháo gỡ. Doanh nghiệp còn xem nhẹ vấn đề này vì chưa lường hết những khó khăn, bất cập mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh khi không đăng ký quyền sở hữu, cũng như chưa hiểu rõ những quyền lợi mà doanh nghiệp mình sẽ được hưởng.

Trong sản xuất nông nghiệp và làng nghề, ĐKNHHH đã góp phần làm tăng giá trị hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Sản phẩm lúa nếp gà gáy Mỹ Lung, huyện Yên Lập sau khi xây dựng nhãn hiệu tập thể, với mức giá bán khoảng 20.000 đồng/kg đã tăng giá trị lên gấp 2 đến 3 lần so với các loại lúa khác. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số nông sản đặc sản có tiếng như: Gà nhiều cựa Tân Sơn, mỳ gạo Hùng Lô, chuối phấn vàng Tân Sơn… hiện đang chuẩn bị triển khai các dự án xây dựng bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu. Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm trong đó có sản phẩm nông sản phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ từ các cơ quan chức năng của nhà nước. Việc sản xuất nông sản ở các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún và tự phát cho nên để người nông dân tự đăng ký, quản lý và khai thác nhãn hiệu là rất khó khăn. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do chính quyền cơ sở và người nông dân chưa thấy hết tầm quan trọng của việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu nông sản. Sự chậm trễ này khiến nhiều nông sản nổi tiếng khó cạnh tranh với các loại hàng hóa giá rẻ, dẫn đến sản phẩm không có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân.

 

Làng nghề chè Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh đã đăng ký nhãn hiệu tập thể chè xanh Chùa Tà, góp phần nâng cao giá trị, tạo chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. Ảnh: Thùy Phương
Làng nghề chè Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh đã đăng ký nhãn hiệu tập thể chè xanh Chùa Tà,
góp phần nâng cao giá trị, tạo chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. Ảnh: Thùy Phương

 

Đối với các làng nghề, tuy những năm qua phát triển đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được mở rộng hơn song chưa đáp ứng được thực tế phát triển làng nghề hiện nay. Trong số hàng chục sản phẩm làng nghề, chưa có sản phẩm nào mang tính mũi nhọn vươn ra thị trường với sức cạnh tranh cao. Số làng nghề đăng ký nhãn hiệu, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm còn quá khiêm tốn, vô hình chung sản phẩm của các làng nghề tỉnh ta luôn bị cạnh tranh, thua thiệt ngay cả ở thị trường nội địa. Không ít làng nghề đang chới với trong việc tìm hướng phát triển bền vững bởi chưa có nhãn hiệu, chưa xây dựng được thương hiệu riêng hoặc chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu, dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, giảm giá trị sản xuất. Trong tổng số 69 làng nghề được tỉnh công nhận đến nay số làng nghề được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc chưa đăng ký nhãn hiệu sẽ dẫn đến sản xuất luôn thiếu tính bền vững do không những không tạo được niềm tin ở người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mà còn chịu thiệt thòi về giá cả do phải qua nhiều khâu trung gian.

Nguyên nhân khiến các cơ sở sản xuất, các làng nghề của tỉnh  không mấy mặn mà với việc ĐKNHHH cho sản phẩm là do lối sản xuất thủ công, manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, phần nhiều là kinh doanh theo lối riêng rẽ mạnh ai nấy làm nên sự gắn kết giữa các hộ chưa cao. Trong khi việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và khâu giới thiệu, quảng bá sản phẩm phải mất nhiều chi phí. Thực trạng chung hiện nay là các làng nghề, các cơ sở sản xuất hạn chế về năng lực tài chính nên chi phí dành cho việc đăng ký nhãn hiệu tiến tới phát triển thương hiệu không được đầu tư xứng đáng. Bên cạnh đó, một số làng nghề, sản phẩm mặc dù đã đăng ký nhãn hiệu nhưng công đoạn quảng bá lại không được chú trọng đúng mức nên thương hiệu sản phẩm vẫn chưa đến được với người tiêu dùng. Vẫn có tình trạng sản phẩm sau khi đăng ký nhãn hiệu vẫn chưa phát huy được giá trị. Điển hình là làng nghề tương Dục Mỹ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao tuy đã đăng ký nhãn hiệu tập thể song rất ít hộ trong làng nghề sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký. Điều này khiến sản phẩm tương Dục Mỹ chưa có chỗ đứng vững chắc và chưa tạo được thương hiệu để tiến xa hơn trong thị trường trong nước.

Rõ ràng để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường thì việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa là điều vô cùng cần thiết. Việc không có nhãn hiệu không những không tạo được niềm tin ở người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mà còn chịu thiệt thòi về giá cả và dễ bị hàng kém chất lượng, hàng giả trà trộn. Do vậy, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, tỉnh ta đã có nhiều chính sách. Cụ thể, “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020” đã được ban hành. Mục tiêu chung của chương trình là nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Mục tiêu cụ thể là cơ bản các sản phẩm đặc trưng có lợi thế và sản phẩm làng nghề được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, hỗ trợ tạo lập, quản lý cho 11 đến 15 chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; 300 đến 400 nhãn hiệu hàng hóa. Ông Đỗ Trung Dũng – Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Sở Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục hỗ trợ các địa phương đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ vào sản xuất sản phẩm, đặc biệt là phát triển mặt hàng chủ lực của địa phương cả về số lượng và chất lượng. Tích cực tuyên truyền để các sản phẩm có lợi thế của tỉnh sẽ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và quản lý, phát triển thương hiệu dưới hình thức cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai các dự án để đẩy mạnh phát triển thương hiệu; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và kiểm tra, giám sát nhằm duy trì, giữ vững thương hiệu, nhãn hiệu đã được bảo hộ”

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
Hao Chi
Maza
Royal
Ngôi Sao
supercleangloves
The World
Thiện Bình
Thinh Long
An Lanh
Danameco
pizza4ps
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
PIZZA HUT
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 1
RISEN
Khách hàng 2
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Khách hàng 5
GREEN FARMING
MỸ CHÂU
HƯNG THỊNH PHÁT
ĐẠI HƯNG
HẢI HÀ
MIXUE
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
0904.699.600