17 cán bộ Chi cục Thú y TP.HN phải giải trình và nếu việc này được thực hiện nghiêm túc, hoàn toàn có khả năng phát hiện ra những con sâu tiếp tay cho việc đầu độc người dân. Xin được lưu ý thêm rằng, khi lượng thuốc an thần này tồn đọng lâu ngày trong cơ thể người, người tiêu dùng có nguy cơ mắc các bệnh như mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu...
Trong bối cảnh này, nhiều luồng dư luân lật ngược lại vấn đề đã được đặt lên bàn tranh luận trong suốt ba tháng vừa qua, có nên bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp quy về an toàn thực phẩm cho sản phẩm bao gói sẵn theo kiến nghị của doanh nghiệp?
Bằng những thuyết trình có vẻ như rất kinh tế và hợp logic, phía doanh nghiệp cho rằng, giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp không hiệu quả, không có hiệu lực thực tế. Họ dẫn chứng, ngộ độc thực phẩm xảy ra ở nhóm thực phẩm bao gói và các hiệp hội có đủ năng lực chuyên môn để áp tiêu chuẩn và quản lý tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp thành viên.
Điểm quan trọng nhất được viện dẫn là doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị đào thải ngay. Nghĩa là các doanh nghiệp đòi bỏ khâu kiểm định sản phẩm của họ trước khi bung ra thị trường, thay vào đó là công việc hậu kiểm của các cơ quan chức năng, nếu phát hiện thấy sản phẩm của họ...độc hại thì họ sẽ chịu trách nhiệm.
Chà, có vẻ người dân Việt sẽ được nếm trải niềm hạnh phúc thật sự như người tiêu dùng Âu, Mỹ văn minh chứ không chỉ hữu danh như xếp hạng hạnh phúc của tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation (Anh) từng công bố. Tiếc là, khoảng cách từ những lập luận của các doanh nghiệp tới thực tế người tiêu dùng Việt Nam vẫn xa vời vợi và không khó để chứng minh điều này.
Đầu tiên, việc ngộ độc không được ghi nhận nhiều ở các sản phẩm bao gói có đủ để thuyết phục người tiêu dùng trao quyền cho doanh nghiệp tự quyết về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm? Theo thiển ý của người viết, câu trả lời là… rất khó, thậm chí, không thể.
Trong trường hợp này, các nhà kinh tế đã bỏ qua một vấn đề quan trọng, ai dám chắc không có những chất độc tồn đọng trong cơ thể người tiêu dùng, gây ra những di họa lớn và khó giải quyết hơn? Không có những phản ứng lâm sàng ngay lập tức không có nghĩa là sản phẩm an toàn.
Và tốt nhất, hãy nhìn vào hàng rào kỹ thuật mà các nước dựng lên khi sản phẩm của Việt Nam xuất sang chính các nước văn minh ấy.
Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thể đòi các nước bỏ "tiền kiểm" chỉ được "hậu kiểm"?
Về sức mạnh của các hiệp hội trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp thành viên, có lẽ, dư luận vẫn phải đặt một dấu hỏi lớn. Hẳn không ai quên vụ nhập nhèm nước mắm nhiễm arsen hữu cơ khiến nhiều doanh nghiệp nước mắm truyền thống lao đao, còn người tiêu dùng được một phen hoảng vía.
Không thể loại trừ nghi ngờ đằng sau công bố của hiệp hội lẽ ra phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì lại bảo vệ quyền lợi của một nhóm doanh nghiệp. Ai sẽ đứng ra bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng khi chưa có được sự độc lập và khách quan giữa hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên?
Kể cả với giả định doanh nghiệp bị đào thải nếu họ làm ăn gian dối, nhưng để sản phẩm của họ bung ra thị trường, người dân ăn vào rồi mới phát hiện ra một độc tố nào đó thì cái sự chịu trách nhiệm hay bị đào thải của doanh nghiệp gian dối ấy còn có ích gì?
Mở toang ra cho doanh nghiệp tự quyết, tự chịu trách nhiệm về sản phẩm còn các cơ quan chức năng như Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý thị trường....hậu kiểm thì có nghĩa là bắt người dân phải hứng chịu rủi ro từ mất an toàn thực phẩm.
Một điều nữa cũng rất nên được ghi nhận là sự cầu thị và lắng nghe từ phía các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này.
Đại diện Cục An toàn Thực phẩm hơn một lần khẳng định, nếu có những yêu cầu chỉnh sửa vô lý, tốn kém thời gian cho doanh nghiệp, Cục này sẽ kiểm điểm, xử nghiêm cán bộ.
Hoàn toàn có thể đặt ra thêm những yêu cầu quy trách nhiệm người đứng đầu ở mức cao hơn để những người tiêu dùng yên tâm trước những sản phẩm mà họ mua dùng