Ngày 11-3, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội ban hành văn bản số 15/BCĐ389/TP-CQTT yêu cầu các sở, ngành thành viên BCĐ 389/TP; Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý
CfoodSTP đối với
kinh doanh sản phẩm rượu.
Theo đó, Ban chỉ đạo 389/TP yêu cầu các sở: Y tế, Công Thương, CATP Hà Nội phối hợp triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên địa bàn thành phố.
Cần khẩn trương hoàn thiện các văn bản tham mưu các bộ, ngành và UBND TP ban hành quy định về quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông sản phẩm rượu, đồ uống có cồn, đặc biệt là sản phẩm rượu thủ công do người dân tự nấu, chưng cất, pha chế, rượu ngâm các loại theo hướng: Thực hiện nghiêm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu và đồ uống có cồn theo quy định của pháp luật, kể cả đối với cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, chất men nấu rượu bằng phương pháp thủ công.
Cùng đó, phải kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và có biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu, đồ uống có cồn trên địa bàn; quyết không để các tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu nhập lậu, không có nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng dưới mọi hình thức.
Các sở ngành phải chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tất cả các cơ sở
kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, tiêu thụ tại các
cửa hàng kinh doach
dịch vụ ăn uống...) trên địa bàn thành phố.
Có giải pháp, biện pháp tăng cường hiệu lực hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm rượu, đồ uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu sản xuất thủ công trên địa bàn thành phố.
Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra
VSATTP nói chung và sản phẩm rượu nói riêng; có giải pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP đối với sản phẩm rượu; thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm phát luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng và chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng.
Các sở, ngành thành viên khác của BCĐ 389/TP căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tuyên truyền, đấu tranh nhằm khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý
an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.
Từ đầu năm 2017 tới nay, số người phải nhập viện cấp cứu vì uống phải rượu có methanol trên địa bàn Hà Nội tăng đột biến, trong đó có người đã tử vong.
Gần đây nhất, ngày 10-3, có 7 bệnh nhân (cả nam và nữ) đều quê ở Gia Lai và là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm tiểu học Hải Dương, chi nhánh tại Trường Cao đẳng Cộng đồng ở Cầu Giấy Hà Nội được đưa vào Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng ngộ độc methanol nặng, sau khi mua rượu không nhãn mác về uống liên hoan ngày 8-3 tại nhà trọ ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội).
Cơ quan chức năng đã xác minh đầu mối cung cấp rượu để bán cho các sinh viên trên là từ bà Nguyễn Thị Hảo (Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) với loại rượu mang nhãn mác “Duy Hảo”. Đây cũng là đầu mối cung cấp rượu tại một cửa hàng tại chợ Hợp Nhất (phường Trung Kính, quận Cầu Giấy) và cho nhiều cửa hàng ăn, tạp hóa trên địa bàn Hà Nội với mức giá chỉ 7.000-8.000/chai 500ml. Hiện bà Nguyễn Thị Hảo đang được mời lên làm việc tại Công an quận Đống Đa do cũng liên quan đến rượu không rõ nguồn gốc trên địa bàn