Đụng đâu cũng điều kiện kinh doanh doanh nghiệp nông nghiệp vẫn ngóng chờ sửa 3 nghị định

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Trong thời gian gần đây, hàng loạt quy định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản hay Nghị định 38/2012 về an toàn thực phẩm đều đang được sửa đổi và vẫn chưa có kết quả cuối cùng

Sửa nghị định 67/2014 - để tàu vỏ thép không còn phải "nằm bờ"
Sau ba năm triển khai, 40 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 đã bị hỏng, cho thấy chủ trương tốt nhưng đang có nhiều bất cập.
Ngày 29/8 vừa qua, Bộ NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức hội thảo Về sửa đổi Nghị định 67. Theo đó, đã có hơn 1.500 tàu vỏ sắt và vỏ gỗ được đóng mới, tuy nhiên, ngư dân ở nhiều địa phương phản ánh tàu sắt của họ bị hư hỏng, thậm chí phải nằm bờ.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp có 40 tàu vỏ thép ở Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam bị hỏng nằm bờ, với các lỗi rỉ sét phần vỏ tàu, mặt boong, cabin, van ống; máy chính, máy phát điện, trang thiết bị và hầm bảo quản.
Đồng thời, hàng loạt vụ việc cơ sở đóng tàu bàn giao tàu kém chất lượng sử dụng máy móc, linh kiện không chính hãng đã bị phát hiện. Hậu quả là ngư dân vay tiền ngân hàng mà không có tàu đi đánh cá , bị ngân hàng siết nợ,...
Theo kiến nghị của Bộ NNPTNT, trong Nghị định 67 sửa đổi, ngân sách Trung ương cần ưu tiên tập trung đầu tư đồng bộ các hạng mục bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống xử lý nước thải; nhà phân loại; nhà điều hành; sân và đường nội bộ; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng) và đầu tư xây dựng 5 trung tâm nghề cá lớn.
Đối với chính sách hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu cá, chuyển từ chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng đóng mới tàu cá sang chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá theo hình thức hỗ trợ một lần sau đầu tư theo hướng. Đồng thời thực hiện hỗ trợ chính sách bảo hiểm cho ngư dân để tránh trường hợp, ngư dân mất trắng mà vẫn ôm nợ.
Sửa Nghị định 109, ngừng "trói chân" doanh nghiệp
Việc sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức đã được bàn từ nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn nằm trong trạng thái chờ.
Được biết, Nghị định 109/2010 đã được ban hành từ năm 2010 và theo thời gian đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong bối cảnh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn, sức cạnh tranh yếu, sản lượng sụt giảm, việc xóa bỏ những thủ tục gây khó cho doanh nghiệp là việc không thể không làm, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh từng khẳng định.
Bộ Công Thương đã chủ động đánh giá tình hình thực thi Nghị định 109/2010 và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị định.Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Nghị định, Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong phạm vi thẩm quyền, đã ban hành Quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp bách cho doanh nghiệp.
Dự kiến, Nghị định 109/2010 sửa đổi sẽ được báo cáo Chính phủ trong Quý II-2017 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức ban hành.
Nghị định 38/2012, từ "xác nhận" biến thành "xin - cho"
Mới đây nhất, Nghị định 38/2012 về an toàn thực phẩm đang là đề tài tranh cãi gay gắt giữa doanh nghiệp và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Theo các doanh nghiệp, nhiều bất cập về thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Nghị định 38 năm 2012 quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm. Bởi lẽ, Luật An toàn thực phẩm đã quy định doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đăng ký công bố hợp quy về an toàn thực phẩm mà không phải xin xác nhận công bố của cơ quan nhà nước.
Việc cấp xác nhận công bố phù hợp không làm thay đổi trách nhiệm của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được công bố, nhưng lại dễ bị lạm dụng biến thành cấp phép, dẫn đến xin-cho trên thực tế.
Tình trạng yêu cầu vô lý, mù mờ, thời gian xin giấy xác nhận quá lâu (có trường hợp doanh nghiệp phải chờ đến 6 tháng mới nhận được giấy xác nhận) dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bức xúc.
Kết luận lại, mới đây Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã xác nhận Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp và thay vì phải xin xác nhận công bố như hiện nay, doanh nghiệp chỉ gửi văn bản công bố phù hợp lên Cục An toàn thực phẩm theo hệ thống điện tử và sau 1 tuần cơ quan quản lý không có ý kiến thì doanh nghiệp được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, một số nhóm thực phẩm có nguy cơ cao về sức khoẻ con người như sữa, thực phẩm công thức dinh dưỡng cho trẻ em, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm thì sẽ có cơ chế kiểm soát phù hợp hơn

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600