Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục
ATTP cho biết, Ban soạn thảo đề xuất sẽ chia nhóm sản phẩm. Với nhóm thực phẩm đã qua
chế biến bao gói sẵn gồm
dụng cụ,
vật liệu bao gói thì doanh nghiệp (DN) tự công bố và nộp đến Sở Y tế. Trong 7 ngày tiếp nhận, nếu cơ quan quản lý không ý kiến thì DN được quyền sản xuất
kinh doanh thực phẩm.
Về vấn đề này, nhiều DN cho rằng, một số thực phẩm trong 3 loại trên có thể không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe người tiêu dùng nên đề nghị được đưa vào danh
sách nhóm thực phẩm mà DN được phép tự công bố, như: Nước mắm có thêm i-ốt, nước tương bổ sung sắt, kẽm, vi chất khoáng...,
sữa cho trẻ em, nước khoáng bổ sung vi chất...
Đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ trên 36 tháng tuổi nằm ngoài quy định trong Tiêu chuẩn Codex, có thể cho phép DN tự công bố các quy chuẩn về ATTP.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng, tất cả các sản phẩm thực phẩm thông thường đã qua chế biến, dù có quy chuẩn hay chưa có quy chuẩn thì DN sẽ tự công bố. Theo ông Trương Quốc Cường, mặc dù không phải sản phẩm nào cũng cần
công bố hợp quy, tuy nhiên, nếu để đơn vị chịu trách nhiệm thì rất rủi ro cho người dân bởi chúng ta có thị trường lớn, ý thức của người dân về ATTP chưa cao, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành về ATTP còn hạn chế.
Để kiểm soát chất lượng ATTP, ở nước ta đang áp dụng cả hai hình thức tiền kiểm và hậu kiểm. Theo đó, trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, DN phải nộp hồ sơ bao gồm phiếu kiểm nghiệm, ghi nhãn… để cơ quan Nhà nước kiểm tra giấy tờ, đối chiếu các chỉ tiêu an toàn DN tự công bố đã phù hợp chưa…, tức tiền kiểm. Trong quá trình kinh doanh, cơ quan chức năng tiếp tục định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu xét nghiệm (hậu kiểm) để giám sát chất lượng.
Để tạo điều kiện cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN, tại dự thảo lần này, Ban soạn thảo đã bổ sung thêm các trường hợp miễn kiểm tra Nhà nước về ATTP đối với
nhập khẩu. Theo đó, sản phẩm nhập khẩu chỉ để phục vụ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu ra nước ngoài, không bán cho các cơ sở khác và sản phẩm sau khi sản xuất không tiêu thụ tại thị trường trong nước. Thực phẩm tạm nhập khẩu để bán tại các
cửa hàng miễn thuế; thực phẩm chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, thực phẩm là quà tặng, biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu và sản phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu sau 3 lần kiểm tra liên tiếp trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra giảm…
Theo Cục ATTP, hiện nay có thực trạng nhiều DN khi nhận được công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung của Cục nhưng không làm đầy đủ các yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung, do đó, Cục ATTP phải gửi văn bản nhiều lần để đôn đốc. Tại dự thảo sửa đổi này, ban soạn thảo nêu rõ: Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì cơ quan quản lý sẽ hủy hồ sơ công bố…
Đại diện Cục ATTP cho biết, sẽ tạo điều kiện tối đa cho DN. Nhưng những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân thì cần quản lý chặt chẽ. Tất cả các sản phẩm không liên quan đến chức năng của sức khỏe con người thì DN tự công bố, tự chịu trách nhiệm. Còn những sản phẩm có tác dụng đến sức khỏe con người phải kiểm soát chặt chẽ bằng tiền kiểm.
Trước đó, trong cuộc đối thoại của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với DN vào đầu tháng 9, nhiều đại biểu đã đưa ra những bất cập trong thủ tục xác nhận công bố
phù hợp quy định ATTP theo Nghị định 38 năm 2012 quy định chi tiết Luật ATTP. Tại cuộc họp này, Bộ Y tế đã cam kết với Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ sửa các quy định về thủ tục xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP đang gây khó khăn cho DN