Chớ nương tay với giấy phép con

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Việc cam kết cắt giảm hoặc sửa đổi điều kiện kinh doanh của một số bộ, ngành cần được giám sát chặt để đạt hiệu quả như xã hội kỳ vọng

Việc Bộ Công Thương công bố kế hoạch cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh mà dư luận thường gọi là "giấy phép con" đã tạo nên phấn khích cho cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Rối rắm thủ tục

Với "rừng" điều kiện kinh doanh của Bộ Y tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, cụ thể là thủ tục "xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm", cộng đồng DN đã phải vô cùng vất vả đấu tranh để bộ này chấp nhận đưa vào nội dung sửa đổi tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 19-9.

Dù việc "cởi trói" vẫn chưa được thực thi do cần có lộ trình để văn bản pháp luật được ban hành và áp dụng nhưng đây vẫn là dấu hiệu tích cực cho thấy tiếng nói của cộng đồng DN đã được lắng nghe.

Cũng cần nói lại sự bất hợp lý của quy định "xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm" vì các DN vẫn đang phải chấp hành. Hiểu một cách đơn giản, một sản phẩm thực phẩm được bán trên thị trường, nếu chưa có giấy xác nhận nêu trên thì chưa hợp pháp. Để có được giấy thông hành này, DN phải nộp bộ hồ sơ khá phức tạp, gồm: giấy phép kinh doanh, giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, bản thông tin chi tiết về sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong 6 tháng (12 tháng nếu DN có nộp bản chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương), kế hoạch kiểm soát chất lượng, kế hoạch giám sát định kỳ, mẫu nhãn sản phẩm. Dù sản phẩm được sản xuất trên quy mô công nghiệp, có hệ thống quản lý chất lượng quốc tế hay sản phẩm mùa vụ của các cơ sở sản xuất nhỏ theo phương thức gia truyền thì hồ sơ vẫn tương tự nhau.

Chớ nương tay với giấy phép con! - Ảnh 1.

Mặt hàng thực phẩm đang phải "gánh" quá nhiều điều kiện kinh doanh Ảnh: Tấn Thạnh

Điều này dẫn đến một số sản phẩm truyền thống rất khó được hợp pháp hóa dù đã được sản xuất, chế biến, tiêu thụ cả "ngàn đời". Chủ những cơ sở này khai báo thật về quy trình sản xuất thì không được cơ quan quản lý chấp nhận. Để có giấy thông hành, họ buộc phải lụy đến các công ty dịch vụ về thủ tục hành chính. Qua dịch vụ, cơ sở sẽ có một bộ hồ sơ khai báo về quy trình sản xuất, kế hoạch giám sát sản phẩm mà chính chủ cơ sở cũng phải ngỡ ngàng vì không đúng thực tế. Tuy nhiên, những bộ hồ sơ "dịch vụ" này lại được thông qua và cơ sở sẽ có giấy thông hành để bán sản phẩm ra thị trường.

Thông thường, khi những sản phẩm này có sự cố về an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý thường đổ lỗi cho cơ sở không thực hiện cam kết về bảo đảm an toàn để "phủi" trách nhiệm mà không nhận lỗi từ việc cấp phép trên giấy. Như vậy, mục tiêu quản lý an toàn thực phẩm vẫn không đạt.

Khắt khe nhưng kém hiệu quả

Với những DN lớn sản xuất thực phẩm, việc tuân thủ các quy định này cũng không dễ dàng, kể cả những thương hiệu đã chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn và nhu cầu trong nước tăng về thực phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến, nhiều DN muốn phân phối tại nội địa lại gặp muôn vàn khó khăn.

Chưa kể, việc thực thi quản lý lại theo kiểu các cơ quan hiểu quy định khác nhau. Có DN ở tỉnh ra sản phẩm mới, công bố ở địa phương năm lần bảy lượt không xong, kể cả qua dịch vụ. Lần cuối, đích thân tổng giám đốc đến cơ quan cấp phép giải trình vẫn không được, đành về bổ sung vi chất cho sản phẩm. Theo quy định, những sản phẩm có vi chất phải công bố ở Cục An toàn thực phẩm. Vậy là, thông qua một công ty dịch vụ, hồ sơ của DN này được thông qua mà không phải giải trình phức tạp.

Theo các DN, họ phải mất trung bình 4,4 tháng, tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng và 5,4 triệu ngày làm việc/năm để có "giấy xác nhận" từ cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. Thế nhưng, đó chỉ là sự ghi nhận cam kết của DN, chịu trách nhiệm sản phẩm vẫn là DN mà không phải cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, cách thức quản lý thực phẩm chỉ gây tốn kém nguồn lực cho xã hội nhưng lại không đạt hiệu quả nên chất lượng, an toàn thực phẩm không được cải thiện như mong muốn. Kết quả là lĩnh vực an toàn thực phẩm nhiều năm qua vẫn liên tục "nóng", người dân luôn phải hoài nghi khi mua sắm. Bởi lẽ, phương thức quản lý hiện hành là cào bằng, đưa hầu hết thực phẩm vào nhóm có "nguy cơ cao" dẫn đến gây ách tắc cho hàng hóa.

 

Kinh nghiệm từ các nước tiên tiến cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giúp giảm tải công việc cho cơ quan chức năng. Với các DN có quá trình tuân thủ pháp luật tốt, tần suất kiểm tra sẽ được giảm, những mặt hàng không xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm thì không cần kiểm soát quá chặt. Còn ở nước ta, hệ thống quản lý chưa liên thông, dẫn đến việc thiếu dữ liệu để đánh giá độ tin cậy, uy tín của từng DN. Từ đó dẫn đến việc một sản phẩm gặp vấn đề, cả ngành hàng bị "soi", những DN không liên quan cũng bị vạ lây do cơ quan quản lý không phân nhóm rõ ràng.

Thực phẩm là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên việc đưa ra các điều kiện kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề là các điều kiện phải phù hợp với từng ngành hàng, không xa rời thực tế. Quá trình thực hiện phải hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm một cách thực chất, chứ không phải đưa ra điều kiện khắt khe, vô lý để rồi khi xảy ra sự cố, cơ quan chức năng lại đổ hết cho DN.

Rút ngắn thời gian, chưa thể bỏ!

Đại diện Bộ Y tế cho biết trên tinh thần tạo thuận lợi nhất cho đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực y tế, bộ đã rà soát, chỉnh sửa những quy định, làm sao để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhưng cũng phải bảo đảm mục tiêu quản lý và cung cấp chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người dân vẫn cần có quy định chặt chẽ.

Gần đây nhất, một trong những quy định gây nhiều tranh cãi giữa DN và cơ quan quản lý là Nghị định 38/2012 hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm với yêu cầu công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong khi một số chuyên gia kinh tế và cộng đồng DN cho rằng thủ tục này đã biến thành một loại "giấy phép con", gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn cho DN thì lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng với nhóm sản phẩm thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người cần phải quản lý chặt chẽ.

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, trong bối cảnh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, những thông tư, nghị định được ban hành nhằm kiểm soát vấn đề thực phẩm chặt chẽ hơn. Bà Nga cho biết cấp giấy phép cho thực phẩm lưu hành là cách mà các nước trong khu vực đều áp dụng. Các nước tiên tiến không đăng ký cho sản phẩm cuối cùng nhưng từng khâu sản xuất đều được cấp phép, kiểm tra ngặt nghèo. Việt Nam không đủ nguồn lực để đi lấy mẫu xét nghiệm, kiểm soát từng khâu như các nước tiên tiến, vì vậy Nghị định 38 phù hợp với điều kiện hiện tại. Hơn nữa, luật đã quy định hàng hóa nhóm 2 có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe phải quản lý đặc biệt hơn nhưng thủ tục sẽ được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian.N.Dung

CÂU CHUYỆN QUẢN LÝ

Giảm hay sáp nhập!

Trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý, theo tìm hiểu của chúng tôi, có tới 215/350 điều kiện thuộc lĩnh vực kinh doanh thực phẩm dự kiến được cắt giảm, tập trung tại Nghị định 77/2016. Đáng lưu ý, con số cắt giảm tưởng rất lớn đó thực ra lại bao hàm sáp nhập nhiều điều kiện với nhau thành 1.

Chẳng hạn, về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, nghị định cũ quy định địa điểm phải đạt 4 điều kiện: đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác. Sau khi rà soát, Bộ Công Thương đã gộp lại thành 1 điều kiện: Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

Về thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm có 5 điều kiện con và đã được Bộ Công Thương nhập 3 điều kiện với nhau nhưng nội dung vẫn bao hàm cả 5 điều kiện như cũ. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến vốn có 5 điều kiện con thì cũng được nhập thành 1. Tương tự, quy định về khu vực chiết, rót, đóng gói cũng được cắt giảm bằng việc gộp 5 điều kiện thành 1.

Một "thủ pháp" khác được Bộ Công Thương sử dụng là cắt giảm hết các điều kiện riêng với dầu thực vật, bia, sữa; chỉ giữ lại những quy định đặc thù của từng ngành, nghề. Nhưng thực tế, phần lớn điều kiện với nhóm này đã được quy định tại "điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sở sản xuất thực phẩm". Như vậy, doanh nghiệp (DN) vẫn phải thực hiện theo quy định chung và không được cắt giảm điều khoản nào.

Ngoài ra, nhiều quy định cắt giảm không có tác dụng với DN. Chẳng hạn, điều kiện đối với thiết lập website thương mại điện tử bán hàng tại Nghị định 52/2013, Bộ Công Thương cắt giảm yêu cầu "có website, tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet", "cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ". Những nội dung này dù không quy định thì DN vẫn phải có mới hoạt động được.

Theo một chuyên gia độc lập về chính sách công, các vấn đề của hệ thống giấy phép hiện nay thể hiện ở số lượng khổng lồ, cho thấy mức độ can thiệp quá mức của nhà nước vào hoạt động của DN. Bên cạnh đó, tính bất hợp lý của các quy định cũng thể hiện chất lượng và tính hiệu quả của quy định hành chính là không cao. Nếu muốn xử lý tận gốc vấn đề "giấy phép con", phải giải quyết đồng thời cả 2 nhóm vấn đề nêu trên.

Phương Nhung

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600