- Đối tượng được cấp xác nhận chuỗi: Nông sản, thực phẩm được cấp xác nhận sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn là sản phẩm được bán tại các cơ sở
kinh doanh thực phẩm (cửa hàng,
quầy hàng tại chợ,
siêu thị ...). Chủ cơ sở kinh doanh
nông sản, thực phẩm có nhu cầu, có thể tự nguyện đăng ký để được xác nhận.
- Điều kiện để được xác nhận:
+ Đối với chuỗi cung cấp thực phẩm liên kết, cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
1) Cơ sở sản xuất (SX) ban đầu (gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng
thủy sản) phải được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo
an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Đối với các cơ sở SX ban đầu nhỏ lẻ, phải ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo
ATTP.
2) Cơ sở
sơ chế,
chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP.
3) Cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP;
4) Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và
kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về ATTP.
+ Đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung cấp từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng, phải đảm bảo các điều kiện sau:
1) Phải được cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP ở tất cả các công đoạn SX, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm. 2) Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bày bán sản phẩm cho người tiêu dùng phải được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo qui định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về ATTP.
- Cơ quan xác nhận: Chi cục QLCL NLTS các tỉnh, thành phố hoặc cơ quan được Sở NN-PTNT giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản (trong trường hợp địa phương chưa thành lập Chi cục QLCL NLTS) thực hiện cấp xác nhận sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP được thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính; kinh phí lấy mẫu, kiểm nghiệm giám sát do chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhu cầu, tự nguyện đăng ký để được xác nhận chi trả.
- Thủ tục đề nghị cấp xác nhận: Cơ sở có nhu cầu xác nhận sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn có thể đăng ký với cơ quan xác nhận (Chi cục QLCL NLTS) tại địa phương. Đồng thời cung cấp thông tin đề nghị xác nhận cho cơ quan cấp xác nhận (theo mẫu). Thông tin đề nghị xác nhận được gửi đến cơ quan xác nhận bằng một trong các hình thức như: trực tiếp, fax, e-mail, mạng điện tử.
- Xác nhận: Cơ quan xác nhận tiếp nhận đăng ký của các cơ sở gửi đến. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin đề nghị của cơ sở, cơ quan xác nhận sẽ thực hiện thẩm tra, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu, sẽ tiến hành xác nhận cho cơ sở. Trường hợp cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ quy định, cơ quan xác nhận sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
- Nội dung xác nhận: Nội dung xác nhận phải rõ ràng, cụ thể về tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi cung ứng tới cơ sở kinh doanh bày bán sản phẩm cho người tiêu dùng... theo các thông tin nêu trong mẫu Thông tin xác nhận không được tẩy xóa, không được sửa chữa. Lô gô sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo mẫu. Cơ sở
kinh doanh sản phẩm, cơ sở tham gia liên kết chuỗi cung cấp đã được cơ quan chức năng xác nhận được phép sử dụng lô gô để in trên nhãn, bao bì sản phẩm, quảng bá sản phẩm.
- Kiểm soát sau xác nhận: Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất (khi cần thiết), cơ quan xác nhận kiểm tra thực tế việc tuân thủ các nội dung đã được xác nhận và lấy mẫu thẩm tra khi cần thiết. Khi kiểm tra cơ quan xác nhận có thể sử dụng các trang thiết bị kiểm tra, bộ xét nghiệm nhanh các chỉ tiêu về ATTP được Bộ Y tế công nhận.
Kết quả kiểm nghiệm nhanh phát hiện dương tính cần gửi mẫu đến phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định để kiểm khẳng định.
Trường hợp phát hiện cơ sở SX, kinh doanh trong chuỗi không tuân thủ quy định hoặc mẫu kiểm nghiệm khẳng định không đạt yêu cầu theo quy định về ATTP, cơ quan chức năng sẽ hủy bỏ xác nhận, công khai và áp dụng biện pháp xử lý theo quy định hiện hành. Cơ sở vi phạm có trách nhiệm điều tra xác định nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục và đăng ký để cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả khắc phục khi xem xét, xác nhận trở lại.