Từ 1/1/2019: Bộ Công thương cũng quản lý an toàn thực phẩm, nhưng quản lý những sản phẩm gì ?

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Bia, rượu, nước giải khát, dầu thực vật, sữa, bánh kẹo, bột và tinh bột là những sản phẩm sẽ do các cơ quan của Bộ Công thương quản lý về an toàn thực phẩm… Đây là các nội dung chính của Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương vừa ban hành

Quản sản phẩm có thị trường lớn

Theo đó, Thông tư 43/2018/TT-BCT có 4 nội dung quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.
 
Cụ thể là cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; Thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
 
 Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương sẽ quản lý, cấp giấy theo ngành và công suất sản xuất thực phẩm, tập trung vào các nhóm chính. Gồm cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế đối với rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/năm trở lên, đối với bia là từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên, đối với nước giải khát là từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên, đối với sữachế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên, đối với dầu thực vật từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên, đối với bánh kẹo từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên, và cuối cùng là bột và tinh bột từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên…
 
Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định nêu trên… - Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định.
 
Các Giấy chứng nhận do các cơ quan của Bộ Công thương cấp có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định.
 
Như vậy, có thể thấy Bộ Công thương xác định sẽ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có khối lượng lớn và đi kèm với đó là quy mô thị trường cũng lớn, như bia, rượu, nước giải khát, dầu thực vật, sữa, bánh kẹo, bột và tinh bột…
 
Hai hình thức xử lý

Cũng theo Thông tư 43/2018/TT-BCT của Bộ Công thương, việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn thực hiện theo hai hình thức là thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc. Căn cứ xử lý thu hồi là theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.
 
Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng việc thu hồi bắt buộc là cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định
 
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4.9.2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
 
Về hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi, Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong 4 hình thức. Trong đó:
 
Khắc phục lỗi ghi nhãn sẽ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
 
Chuyển mục đích sử dụng sẽ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác.
 
Tái xuất sẽ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
 
Tiêu hủy sẽ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định.
 
Ngoài ra, việc xử lý có thể còn căn cứ các quy định chuyên ngành khác và căn cứ theo hình thức, tính chất, mức độ của vi phạm.  
 
Thông tư 43/2018/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019./.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600