Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bản quyền

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Nổi bật là việc báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nghị định 22/2018/NĐ- CP có chiều sâu đường dài trong thực thi quản lý nhà nước

Báo cáo kết quả thực hiện công tác 6 tháng đầu năm căn cứ vào chương trình Cục Bản quyền tác giả xây dựng và được lãnh đạo Bộ phê duyệt, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật. Nổi bật là việc báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Cục Bản quyền tác giả đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế và TP Hồ Chí Minh. Ông Hùng cho biết: “Qua các cuộc triển khai, tập huấn, nhìn chung các ý kiến đánh giá cho rằng Nghị định có chiều sâu đường dài trong thực thi quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với hệ thống các tổ chức đại diện tập thể. Có 6 điều trong Nghị định, trong đó bổ sung 5 điều rất quan trọng có tác động trong đường dài thực thi quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL đối với hệ thống các tổ chức đại diện tập thể Quyền tác giả, quyền liên quan.”

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bản quyền - ảnh 2Ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả. Ảnh: Gia Linh

 

Thứ hai, Nghị định nhấn mạnh tới quan hệ dân sự, đề cập tới vai trò chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trong thực thi, bảo vệ quyền lợi của mình trực tiếp hoặc ủy quyền. Trong trường hợp ủy quyền phải công bố cho công chúng được biết để liên hệ và đàm phán sử dụng.  Các tranh chấp trong lĩnh vực được xử lý theo Luật dân sự.

Bên cạnh đó có những điều khoản khác của Nghị định phù hợp với chủ trương điều hành của Chính phủ, hướng tới tạo thuận lợi cho các tổ chức, các nhân thực thi các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan – Ông Hùng chia sẻ.

Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành Công nghiệp văn hóa 

Cùng với việc triển khai Nghị định 22/2018/NĐ-CP, Cục Bản quyền tích cực triển khai “Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định 4030/QĐ-BVHTTDL ngày 26/10/2017 của Bộ VHTTDL về việc ban hành Kế hoạch của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong giai đoạn 2018 – 2020”.

Về công tác thụ lý hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, trong 6 tháng đầu năm Cục đã thụ lý, cấp 3253 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý, và các yêu cầu của công tác cải cách hành chính. Cục đã tiếp nhận, thụ ý và đã trả lời, giải quyết dứt điểm 06 đơn thư đề nghị xử lý vi phạm giải quyết tranh chấp liên quan đến hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Ông Bùi Nguyên Hùng xác định công tác quản lý nhà nước về công nghiệp văn hóa là nhiệm vụ quan trọng nhưng khó khăn. Hiện tại, Cục đã tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định số 5000/QĐ-BVHTTDL ngày 12/12/2017 về việc tổ chức điều tra thống kê ngành Điện ảnh năm 2016 để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành Công nghiệp văn hóa; Chủ trì phối hợp với Cục Điện ảnh, Tổng Cục Thống Kê tổ chức cuộc điều tra thống kê ngành Điện ảnh năm 2016; Đôn đốc các đơn vị (Tổng Cục Du lịch, Cục Điện ảnh, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hóa cơ sở, Cục đào tạo) xây dựng nhiệm vụ triển khai kế hoạch của ngành trong năm 2018; Báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ về công nghiệp văn hóa 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm 2018 để báo cáo Lãnh đạo Bộ; số hóa dữ liệu đăng ký tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan không ngừng được đẩy mạnh qua các Hội nghị tập huấn, các games show, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bản quyền - ảnh 3Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Gia Linh

 

Cần tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực

Đánh giá cao những kết quả đạt được của Cục Bản quyền tác giả, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề nghị Cục tiếp tục nỗ lực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bản quyền trong thời gian tới.

Thứ nhất về công tác tham mưu quản lý nhà nước, Thứ trưởng nhận định Cục Bản quyền tác giả đã tham mưu và tổ chức triển khai rất kịp thời các văn bản quản lý nhà nước mới được ban hành. “Chúng tôi đánh giá cao công tác chủ động của Cục Bản quyền trong việc chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là Thanh tra Bộ và các địa phương để tổ chức các Hội nghị tập huấn, tuyên truyền về Nội dung cơ bản của Nghị định, để các quy định pháp luật mới được ban hành đi vào cuộc sống và được triển khai đồng bộ ở các địa phương.” 

Thứ hai, trong công tác phối hợp, Thứ trưởng đánh giá Cục Bản quyền đã có sự chủ động trong việc nắm bắt thông tin, chủ động trong việc trao đổi công tác chuyên môn với các đơn vị liên quan trong Bộ, tại địa phương và với các tổ chức chính trị xã hội thực thi quyền tác giả, quyền liên quan để chuyển tải được các quy định của pháp luật, đồng thời đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống một cách đồng bộ và thống nhất,  không để xảy ra các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực thi pháp luật.

Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp văn hóa, Thứ trưởng cho rằng đây là nhiệm vụ rất mới, rất khó nhưng Cục Bản quyền tác giả đã có tham mưu, nghiên cứu đề xuất một cách rất kịp thời trong việc triển khai các đề án chiến lược,  tiếp cận ở góc độ thể hiện được vai trò là cơ quan đầu mối để tập hợp các đơn vị, các Bộ, ngành cùng tham gia và làm tốt vai trò chủ trì 05 ngành trọng điểm mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. 

Thứ trưởng cho biết sẽ tham mưu để Bộ trưởng chủ trì một hội nghị sơ kết quá trình thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên tinh thần đánh giá một cách khách quan, trung thực kết quả đạt được và nêu rõ những hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện. 

“Tôi cho rằng chúng ta mới trong giai đoạn bắt đầu, và sẽ tháo gỡ từng khó khăn, đồng thời có những điều chỉnh bổ sung trên cơ sở quá trình thực hiện thực tế.  Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực mới và sự hiểu biết, nhận thức về lĩnh vực này còn rất hạn chế”- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chia sẻ.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị Cục Bản quyền cần tập trung làm tốt công tác tổng kết và sơ kết quá trình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược xây dựng các ngành Công nghiệp văn hóa, đặc biệt là xây dựng được lộ trình thực hiện Chiến lược trong giai đoạn tiếp theo./.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600