TP.HN là đô thị lớn nhất của cả nước với dân số hơn 10 triệu người, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn của người dân, hơn 80% sản lượng thịt gia súc, gia cầm rau, củ, quả… phải nhập về từ các tỉnh, thành trong cả nước. Điều đáng nói nhiều loại thực phẩm lưu thông trên thị trường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tâm lý hoang mang cho người dân.
Để ngăn chặn vấn nạn này, TP.HN đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trong thời gian qua. Bước đầu đã đạt được một số kết quả thiết thực như: ngăn chặn và kiểm soát tình trạng kinh doanh buôn bán hóa chất, xây dựng đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, đề án rau an toàn…
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập trong khâu quản lý, chồng chéo giữa các sở, ngành. Bởi từng đơn vị, sở, ngành không thể quản lý trong thẩm quyền, chuyên môn có thể giải quyết triệt để vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà đòi hỏi phải có cơ quan chuyên môn đủ thẩm quyền thống nhất một đầu mối trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến đưa ra phục vụ người dân.
Ngày 11.3, UBND TP.HN tổ chức buổi lễ trao quyết định chính thức thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HN. Thời hạn được thành phố giao thí điểm thực hiện trong vòng 3 năm. |
Chính vì vậy, ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND TP.HN cho biết: Xuất phát từ nhu cầu thiết thực đó, được sự cho phép của Chính phủ, UBND TP.HN đã thành lập Ban QLATTP đầu tiên trong cả nước kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề còn tồn tại nói trên. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để TP.HN làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP trên địa bàn thành phố. Do đó TP.HN mạnh dạn, đi đầu trong cả nước thực hiện thí điểm thành lập Ban QLATTP trong ba năm, sau đó sẽ có chương trình đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của ban này. Do đó thành phố mong muốn, Ban QLATTP sau khi được thành lập triển khai hoạt động hiệu quả, thiết thực kịp thời tham mưu cho thành phố ban hành các chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố.
Là đơn vị mới thành lập, thời hạn được UBND TP.HN giao triển khai thí điểm trong vòng ba năm, vậy nên khối lượng công việc, nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nếu như trước đây thực phẩm vào thành phố mất vệ sinh an toàn thực phẩm do ba sở là Sở Nông nghiệp, Sở Công thương và Sở Y tế chịu trách nhiệm thì nay do Ban QLATTP chịu trách nhiệm.
Mặc dù vậy theo PGS TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban QLATTP TP.HN: Dù mới được thành lập, song nhiệm vụ không mới. Do đó nhiệm vụ của Ban QLATTP trong thời gian tới vẫn là “xây và chống”, tuy nhiên mức độ được nâng lên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Trong quá trình triển khai, Ban QLATTP sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tế để đề xuất với UBND TP tất cả những vấn đề an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước UBND TP.
Ngoài ra hơn 80% thực phẩm hiện nay tiêu thụ tại TP.HN đều được nhập về từ các tỉnh, nên Ban QLATTP sẽ tăng cường công tác kiểm soát ở nguồn thông qua việc tham mưu thành phố xây dựng cơ chế phối hợp với các tỉnh, thành để quản lý vấn đề này tốt hơn. Đồng thời tiếp tục triển khai truy xuất nguồn gốc thực phẩm, và mở rộng đối tượng truy xuất nguồn gốc thực phẩm ra thêm một số mặt hàng khác. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở truy xuất nguồn gốc mà đặt ra vấn đề ai chịu trách nhiệm khi phát hiện thực phẩm mất an toàn.
Mặt khác sẽ xây dựng phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm an toàn. Hiện nay đang tồn tại hai mô hình là chợ truyền thống và siêu thị. Đối với siêu thị, vì thương hiệu của chính mình nên họ sẽ có trách nhiệm trong bảo đảm nguồn gốc, chất lượng thực phẩm. Song không phải vì thế mà thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của ban quản lý không mang tính chủ quan nhằm đem đến sự tin tưởng của người tiêu dùng. Riêng chợ truyền thống, Ban QLATTP sẽ tập trung hệ thống thanh tra vào ba chợ đầu mối chính trên địa bàn vì ở đây thực phẩm sẽ tỏa đi khắp thành phố. Nên ở các chợ đầu mối sẽ có lực lượng thanh tra túc trực 24/24h cùng với hệ thống phòng xét nghiệm nhanh để sàng lọc thực phẩm từ nguồn.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh, để bảo đảm an toàn thực phẩm không chỉ có sự nỗ lực của riêng Ban QLATTP mà huy động toàn bộ hệ thống chính trị, người dân thành phố cùng vào cuộc. Do đó đề nghị UBND 24 quận, huyện phối hợp chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ mà UBND TP.HN giao. Riêng Ban QLATTP nhanh chóng hoàn thiện bộ máy nhân sự, tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động, nhất là quy chế phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các quận, huyện để kiểm soát không để xảy ra tình trạng buôn bán thực phẩm không bảo đảm an toàn trên địa bàn TP.HN