Tác giả Lá thư gởi từ lòng đất bị xâm phạm bản quyền

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Gần đây, nhạc sĩ Phan Lai Triều phát hiện trên YouTube bài hát của mình Lá thư gởi từ lòng đất ghi do ca sĩ Xuân Việt thể hiện (Tuấn Đạt Studio) nêu tên tác giả là Đỗ Tuấn Đạt với nhiều ca từ bị sửa

Nhạc sĩ Phan Lai Triều (hội viên Hội Nhạc sĩ VN và Hội Âm nhạc TP.HN) bức xúc vì bài hát Lá thư gởi từ lòng đất do ông sáng tác và đã đăng ký tại Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, nhưng trên mạng đang lan truyền bài này với tên một tác giả lạ hoắc, kèm theo những ca từ mới thêm thắt vô tội vạ.
Nhạc sĩ Phan Lai Triều nhớ lại: “Năm 2003, tôi xúc động khi đọc được lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (quê xã Lê Lợi, H.Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lúc còn sống gửi lại cho vợ là chị Đặng Thị Xơ. Năm 1972, khi đang là sinh viên năm thứ 4, Khoa Cầu hầm Trường đại học Bách khoa Hà Nội, dù mới cưới vợ được 6 ngày, anh đã xung phong vào chiến đấu ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Vào ngày thứ 77 của chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ, anh Huỳnh đã viết những dòng thư như báo trước sự ra đi của mình: “Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới anh. Khi hòa bình lập lại có điều kiện vào Nam, hãy mang hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại hỏi thăm thôn Nhan Biều. Em cứ đi đến đó, tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Đến đó sẽ thấy tấm bia ghi tên anh đục trên mảnh tôn”.
 
Tác giả 'Lá thư gởi từ lòng đất' bị xâm phạm bản quyền 1
Bản thảo ca khúc Lá thư gởi từ lòng đất gốc có chữ ký của vợ liệt sĩ Lê Văn Huỳnh Ảnh: Quỳnh Trân
Năm 2004, bài hát Lá thư gởi từ lòng đất ra đời và được NSƯT Quỳnh Liên, ca sĩ Ngọc Quy và Đức Long biểu diễn thành công. Phan Lai Triều cho biết ông đã gửi bài hát có ghi cụ thể “Lời: Phỏng từ thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh” ra Thái Bình tặng chị Đặng Thị Xơ và chị đã ký tên lên bản thảo. Sau này, khi vào TP.HN, chị Xơ đi giao lưu ở đâu mà có nghệ sĩ hát bài hát này chị đều trân trọng gọi điện mời nhạc sĩ đến dự.
Gần đây, ông Triều phát hiện trên YouTube bài hát Lá thư gởi từ lòng đất ghi do ca sĩ Xuân Việt thể hiện (Tuấn Đạt Studio), và trên trang Nhaccuatui cũng bản ghi này được nêu tên tác giả bài hát là Đỗ Tuấn Đạt với nhiều ca từ bị sửa. Nghiêm trọng nhất là bản của ông Triều viết: “Ngày hòa bình về nhòa trong nước mắt tìm anh/Em đi tàu vào rồi ra sông Thạch Hãn… là nơi anh xa mãi cuộc đời” bị sửa thành “Em đi tàu vào rồi… ra miền Phú Quốc”. Ông bức xúc: “Câu chuyện từ dòng sông Thạch Hãn linh thiêng của Thành cổ Quảng Trị mà tôi viết bị chuyển ra miền Phú Quốc, về mặt địa lý đã xa xôi cách một trời một vực, chưa nói là sai lệch nghiêm trọng về lịch sử, sự kiện… Đây là việc làm không thể chấp nhận được, xúc phạm vong linh liệt sĩ Lê Văn Huỳnh và tôi, làm biến dạng tác phẩm”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc chi nhánh phía nam Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN, cho biết: “Tác phẩm âm nhạc chỉ sửa chữa một lời cũng đã vi phạm bản quyền. Tác giả nào có tác phẩm đã đăng ký bản quyền với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN mà gặp trường hợp như nhạc sĩ Phan Lai Triều thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, trung tâm sẽ hướng dẫn các thủ tục để được bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật”.
Nhạc sĩ Phan Lai Triều là con trai cả của nhà thơ Chế Lan Viên, ông có nhiều sáng tác được yêu thích: Dấu vết thời gian, Vạn xuân (thơ Trần Hữu Lục), Mong em về trước cơn mưa (thơ Thu Bồn), Hà Nội và em, Sài Gòn vẫn nhớ, Ngọn lửa anh hùng Đặng Thùy Trâm, Đêm trắng, Về lại Phong Châu (thơ Trần Ninh Hồ)… Nhạc sĩ hiện sinh sống tại TP.HN

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600