Ngành thực phẩm - đồ uống đã đến lúc cần chuyển mình mạnh mẽ
Với dân số trên 93 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số cao, Việt Nam là thị trường lớn và tiềm năng đối với ngành công nghiệp thực phẩm - đồ uống. Mức tăng dân số trung bình 1%/năm có thể hiểu là gần 1 triệu khách hàng tiềm năng mới được sinh ra mỗi năm, là cơ hội cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà sản xuất thực phẩm - đồ uống.
Theo bà Trương Thị Thu Hà, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), tốc độ tăng trưởng qua các năm của các ngành công nghiệp thực phẩm - đồ uống đang được kỳ vọng sẽ nằm ở mức từ trung bình đến cao (7% - 17,7%/năm).
ABB Việt Nam giới thiệu công nghệ, thiết bị mới cho ngành thực phẩm - đồ uống. |
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) dự đoán, trong giai đoạn 2015 -2020, người tiêu dùng sẽ có xu hướng yêu thích các sản phẩm chế biến và đóng gói sẵn hơn, lo ngại về an toàn và chất lượng thực phẩm dẫn đến việc sẵn sàng trả giá cao để có được các sản phẩm tốt hơn. Thực tiễn này đặt ra thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệpsản xuất thực phẩm - đồ uống phải số hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Trên thực tế, đại diện Bộ Công thương cho biết, trình độ thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống nước ta có thể xếp vào loại khá ở khu vực. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành có thiết bị và công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới và tạo ra những sản phẩm được thị trường ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nhà máy cũ với công nghệ, máy móc lạc hậu đang hoạt động, đánh mất lợi thế trong cuộc cách mạng công nghiệp số 4.
Đặc biệt, an toàn thực phẩm - đồ uống vẫn được nhà sản xuất và người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm, với 5.000-7.000 người là nạn nhân. Quy trình sản xuất chưa khép kín, thiếu an toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm - đồ uống.
. |
Trong bối cảnh hiện tại, các cơ quan quản lý khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi theo định hướng số hóa từ máy móc đến quy trình nhằm tăng tính cạnh tranh. Để biết được mức độ hiệu quả của sản phẩm, cần kết nối thông tin về máy móc, quy trình sản xuất và nhà máy bằng điện toán đám mây để có thể phân tích dữ liệu vận hành. Việc số hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công, từ đó tạo thành lợi thế cạnh tranh không chỉ tại thị trường trong nước, mà còn ở quốc tế.
Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống, cần chú trọng chuyển đổi theo định hướng số hóa, vì chất lượng và an toàn của sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Dưới sự kiểm soát của quy trình kỹ thuật số, doanh nghiệp sẽ dễ quản lý nguyên liệu, công thức sản xuất và con người trong quy trình chế biến hơn, chất lượng sản phẩm được bảo đảm đồng đều, cũng như an toàn sản phẩm được nâng cao, các rủi ro trong chế biến giảm.
Khởi động hành trình số hóa
Tập đoàn ABB (có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) là doanh nghiệp tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp số 4 và các giải pháp số hóa xuyên suốt các nhà máy. ABB tích hợp các giải pháp công nghệ số cho các nhà sản xuất ở mọi lĩnh vực trên toàn thế giới.
Trước hết, cần phải hiểu rằng, công nghệ hóa là một hành trình và là một hành trình đặc biệt cho mỗi nhà sản xuất và cho từng nhà máy của họ. Không có nhà máy nào là giống nhau, có nhà máy đã 40 năm tuổi, cũng có nhà máy mới thành lập và sở hữu quy trình và trang thiết bị mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư và cần đạt được lợi tức đầu tư (ROI).
Thêm vào đó, việc xem xét chuỗi cung ứng của các nhà máy theo chiều dọc từ nông trại đến bàn ăn, từ hệ thống điện năng cho tới khâu hậu cần là hết sức quan trọng. ABB bắt đầu hành trình số hóa từ sự lắng nghe.
Lắng nghe tầm nhìn mà khách hàng muốn đạt tới, những thách thức về vận hành khiến họ thao thức hàng đêm, những trăn trở của họ về số hóa, những lo lắng của họ về việc không có người thực sự am hiểu về số hóa hay không có một chiến lược về số hóa vững chắc… Nhưng những thách thức của họ không phải là cá biệt, họ không phải là những nhà sản xuất duy nhất đang nỗ lực tìm hiểu về khả năng và cơ hội của số hóa.
ABB Ability là danh mục toàn bộ các giải pháp số hóa giúp khách hàng của ABB xử lý hàng loạt thách thức trong sản xuất và tạo ra những cơ hội mới từ việc tối ưu hóa quy trình và sản xuất mà cách đây 10 năm đã không có tính khả thi về kinh tế.
Hành trình số hóa đã thực sự bắt đầu. Tập đoàn ABB đang làm việc với các nhà sản xuất để đảm bảo phát triển những giải pháp thích hợp tại mọi cấp độ trong nhà máy và vận hành nhà máy. Đồng thời, Công ty cân nhắc giải pháp số hóa giúp khách hàng cải thiện những chỉ số hiệu suất chủ chốt như chi phí, an toàn, chất lượng và tính bền vững. Số hóa là một hành trình mà sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi ABB và khách hàng cùng đồng hành.
Trong 5 năm tới, mức độ tự động hóa và số hóa trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 50%. Từ những công ty nhỏ đến những công ty toàn cầu, số hóa sản xuất đều hết sức quan trọng. Kinh nghiệm sâu rộng về số hóa xuyên suốt trong các ngành công nghiệp sẽ cho phép ABB đạt được vị trí dẫn đầu trong việc giúp các đối tác, khách hàng tại Việt Nam tận dụng được thế mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp số 4 nói chung, trong đó có khách hàng ngành thực phẩm - đồ uống