Siết chặt quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Thời gian qua, nhờ tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, nên trên địa bàn huyện Ba Vì không xảy ra trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và du khách, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục yêu cầu siết chặt công tác quản lý trong lĩnh vực này…

Theo Phòng Kinh tế huyện Ba Vì: Công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn đang dần đi vào nền nếp. Huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật An toàn thực phẩm và các văn bản dưới luật, tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng được các xã, thị trấn quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện còn khó khăn do khá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư.

 

 

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại siêu thị trên địa bàn huyện Ba Vì.

Ông Ngô Vi Khả, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì cho biết: Cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện còn thiếu, một số xã chưa chủ động trong công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Công tác tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở tuyến xã còn hạn chế. Đến nay, mới có 58/115 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành tuyến huyện và xã trên địa bàn huyện còn mỏng, chủ yếu kiêm nhiệm nên việc kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định gặp nhiều khó khăn. Kinh phí dành cho công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản cũng thiếu. Nhất là kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý an toàn thực phẩm nông nghiệp chưa được bố trí đầy đủ. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Y tế thì bộ phận quản lý an toàn thực phẩm ở tuyến huyện, xã phải được đầu tư trang bị các bộ thiết bị kiểm tra nhanh về an toàn thực phẩm, trung bình mỗi huyện được đầu tư tối thiểu từ 40 đến 50 bộ/năm, mỗi xã có từ 2 đến 3 bộ/năm, nhưng trên thực tế thì gần như chưa được đầu tư...

Theo ông Phùng Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng: Hiện nay, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã gặp khó khăn do các hộ kinh doanh cửa hàng ăn uống đều nhỏ lẻ, chủ yếu bán đồ ăn sáng nên chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, xã cũng mới chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, nhắc nhở mà chưa xử lý vi phạm…

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Huyện đẩy mạnh xây dựng các chuỗi an toàn thực phẩm như: Gà đồi Ba Vì, khoai lang Đồng Thái… Huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đó tập trung vào công tác tuyên truyền, cấp giấy chứng nhận, ký cam kết đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ ban đầu trên địa bàn bảo đảm năm 2018 có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, ký cam kết; 80% cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Huyện Ba Vì đề xuất thành phố hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh phí đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên môn về lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600