Quy định về khám sức khỏe sẽ được sửa đổi đơn giản hơn

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Theo quy định, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ. Thời hạn khám sức khoẻ có giá trị sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khoẻ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn làm việc tại Công ty TNHH CJ Freshway Việt Nam. Công ty của ông chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho các công ty, xí nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh.... 

Trong quá trình tiếp xúc các đoàn kiểm tra của các Chi cục an toàn thực phẩm, ông Tuấn nhận thấy có sự không thống nhất giữa các Chi cục về thời hạn của giấy khám sức khỏe và nội dung khám sức khỏe đối với nhân viên làm việc trong bếp như sau:

- Thời hạn khám sức khỏe: Đa số các Chi cục đều áp dụng thời hạn 12 tháng. Tuy nhiên lại có Chi cục áp dụng thời hạn 6 tháng vì cho rằng bếp là môi trường nguy hiểm, độc hại (nhiệt độ bếp khoảng 30 đến 36 độ C)

- Nội dung khám sức khỏe: Đa số các Chi cục đều không bắt buộc khám viêm gan A, E và người lành mang trùng (soi phân tươi tìm ký sinh trùng). Tuy nhiên lại có Chi cục bắt buộc khám các hạng mục này.

Việc này làm cho Công ty TNHH CJ Freshway Việt Nam rất khó khăn trong việc quản lý sức khỏe nhân viên. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị được hướng dẫn về thời hạn và nội dung khám sức khoẻ cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất của Công ty.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Đây là trường hợp đầu tiên phản ánh về hiện tượng trên vì các quy định trong các văn bản của Bộ Y tế đã nêu rõ các yêu cầu đối với nội dung mà Công ty TNHH CJ Freshway Việt Nam phản ánh.

Ngày 18/5/2018, Cục An toàn thực phẩm đã gửi văn bản số 2040/ATTP-NĐTT trả lời Công ty và đồng thời gửi văn bản số 2041/ATTP-NĐTT yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Ban quản lý An toàn thực phẩm 63 tỉnh/thành phố nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định về thời hạn và nội dung khám sức khoẻ cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất như sau:

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm thì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.

Về thời hạn khám sức khỏe, Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngàv 6/5/2013 của Bộ Y tế quy định có giá trị sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khoẻ.

Về nội dung khám sức khoẻ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định chỉ đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chay đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ, trực khuẩn và thương hàn). Như vậy, trong điều kiện bình thường không có dịch bệnh tiêu chảy lưu hành, chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất thực phẩm không bắt buộc khám viêm gan A, E và cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột.

Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lý cua Bộ Y tế trong đó có lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Theo đó, các quy định về khám sức khỏe được sửa đổi theo hướng đơn giản, tập trung vào khám, xác định những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng gây ô nhiễm cho thực phẩm của người trực tiếp sản xuất thực phẩm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600