Chiều 19/11, Báo Hànộimới phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Những vấn đề đặt ra từ việc thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành
ATTP ở cơ sở của TP Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trong những năm qua, công tác quản lý ATTP trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt được một số kết quả quan trọng. Cụ thể, TP đã xây dựng mô hình quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Tổ chức phối hợp với các tỉnh giám sát
an toàn thực phẩm theo chuỗi từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ. Tổ chức gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt...
Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm luôn được coi trọng kết hợp với công tác tuyên truyền hướng dẫn giúp người sản xuất, kinh doanh nắm được các quy định và thực hiện đúng theo quy định về ATTP. Trong năm 2018, TP đã tổ chức tổng số 876 đoàn thanh tra, kiểm tra. Trong 9 tháng năm 2019, TP đã tổ chức 651 đoàn thanh tra, kiểm tra. Kết quả, kiểm tra được 83.240 lượt cơ sở.
Khách mời chụp ảnh tại cuộc giao lưu. |
|
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, công tác thanh, kiểm tra đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về ATTP của các cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều tồn tại do số cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có
giấy phép kinh doanh tại tuyến xã còn nhiều. Phần lớn chưa đáp ứng các điều kiện bảo đảm ATTP. Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại, không bảo đảm vệ sinh môi trường,
an toàn vệ sinh thực phẩm...
Vì vậy, từ ngày 10/7, TP Hà Nội đã mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Trước đó, từ năm 2016, Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã và bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Để đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực tham gia công tác thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến cơ sở, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Trường Cán bộ thanh tra Chính phủ triển khai 35 lớp đào tạo, cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành ATTP cho gần 4.000 công chức, viên chức, phó chủ tịch/chủ tịch xã/phường thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Đồng thời phối hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia khai giảng 25 lớp đào tạo cấp chứng lấy mẫu thực phẩm cho 1.240 người.
Về công tác thanh tra, 30/30 quận, huyện, thị xã đã tiến hành triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP với tổng số cơ sở được thanh tra là 487 cơ sở, qua đó xử phạt 149 cơ sở với số tiền phạt hơn 550 triệu đồng. Ngoài ra, có 323/584 xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP với tổng số 1,516 cơ sở được thanh tra, qua đó xử phạt 327 cơ sở với số tiền phạt hơn 519 triệu đồng.
Trong quá trình triển khai mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP trên địa bàn Hà Nội có nhiều thuận lợi nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của UBND TP. Lãnh đạo các đơn vị đều xác định sự cần thiết của thanh tra chuyên ngành tuyến quận, huyện, xã, phường và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
Kiểm tra và lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. |
|
Trong khi đó, Chi cục trưởng
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Trần Ngọc Tụ cho rằng, đến nay, việc thanh kiểm tra tương đối tốt, chỉ còn ở một số nơi còn phải thực hiện nhiều khâu thanh tra như các
quán ăn,
nhà hàng thanh tra phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, ATTP …
Ngoài ra, công tác thí điểm thanh tra tại các xã phường còn gặp khó khăn. Việc cơ sở tuyến xã phường còn hạn chế tránh xử phạt nên tình trạng vệ sinh ATTP vẫn còn nhiều vấn đề, chứa đựng nguy cơ không bảo đảm an toàn.
Theo đó, một số giải pháp được thực hiện là về nhân lực, tổ chức các lớp tập huấn, Sở Y tế đã tổ chức được lớp đào tạo 200 học viên sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tế. Về thiết bị, hiện nay các xã, phường đã được cấp các thiết bị xét nghiệm, trong đó có trang bị các đơn vị những tủ bảo quản. Thời gian tới, Sở sẽ kế hoạch báo cáo thành phố đề nghị trang bị những trang bị lớn; các trang bị nhỏ sẽ có văn bản cho các địa phương tự trang bị