Theo các quy định của Pháp lệnh
an toàn thực phẩm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất,
kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam bắt buộc phải đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, buôn bán liên quan đến thực phẩm (cụ thể ở đây là dịch vụ ăn uống, tiêu biểu gồm: nhà hàng, quán ăn, quán café, quầy bar pha chế…) cần có giấy phép này nhưng không hẳn đơn vị nào cũng rành về thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy.
* CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ PHẢI XIN GIẤY PHÉP VSATTP:
1.
Cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống cố định: là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại:
- Cơ sở dịch vụ ăn uống: là các cơ sở
chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở bán thực phẩm: là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là
cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
2.
Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn: là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ, bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân,
phở,
bún,
miến, cháo…).
3.
Nhà hàng ăn uống: là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
4. Quán ăn: là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
5.
Căng tin: là cơ sở bán các loại
bánh kẹo, quà vặt, thực phẩm điểm tâm, giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
6. Chợ: là nơi để mọi người đến mua, bán thực phẩm theo những ngày, buổi nhất định.
7.
Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể: là nơi dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể (thường trong công ty, trường học, mầm non…), bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
8. Siêu thị, trung tâm thương mại: là các cửa hàng rất lớn; được trưng bày, buôn bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
9. Hội chợ: là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, quảng bá và đánh giá chất lượng hàng hoá, thực phẩm.
[LUÔN SẴN SÀNG GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC CỦA QUÝ DOANH NGHIỆP VỀ ATTP]
* TIÊU CHUẨN VỆ SINH ATTP ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG:
- Đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, an toàn;
- Không sử dụng trà,
cà phê, nguyên liệu chế biến… có dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và độc tố vi nấm gây hại;
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, thiết bị chứa đựng và đặc biệt là
dụng cụ pha chế trà, cà phê hoặc các loại thức uống khác;
- Nếu có sử dụng phụ gia, các loại gia vị (đường, muối, tiêu…) cần phải có nhãn mác bao bì và còn thời hạn sử dụng. Chỉ được sử dụng
phụ gia thực phẩm có trong bảng danh mục cho phép của Bộ Y Tế;
- Người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, phục vụ thực khách và chủ cơ sở đều phải được khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/ 01 lần;
- Người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, phục vụ thực khách và chủ cơ sở phải có giấy xác nhận kiến thức về
an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi đồ trang sức, cắt ngắn móng tay và chân tay phải luôn sạch sẽ;
- Cơ sở có giấy kiểm nghiệm nước sử dụng và giấy kiểm nghiệm nước đá trong chế biến.
* HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP GỒM:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Theo mẫu)
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm; trang thiết bị, máy móc sử dụng)
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
5. Giấy chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
6. Giấy xác nhận kiến thức về Vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thời gian thực hiện: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan chức năng (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).