Nâng cấp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 từ phiên bản cũ ISO 9001:2008

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa là mọi giấy chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018 và các Tổ chức có thể xây dựng, chứng nhận ISO 9001:2015 kể từ ngày 15/09/2015.
Các Tổ chức hiện đang có giấy chứng nhận ISO 9001:2008 vẫn còn giá trị cho đến ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận, tuy nhiên Tổ chức cần lên kế hoạch để xây dựng, chuyển đổi phiên bản trước khi giấy chứng nhận hết hạn và thời gian cuối cùng là ngày 14/09/2018.

CÁC THAY ĐỔI CHÍNH CỦA PHIÊN BẢN MỚI

Phiên bản mới của tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 thay đổi cả về cấu trúc và nội dung và được tóm tắt như sau:

1. Tập trung vào quản lý rủi ro:

- Phiên bản mới định nghĩa "rủi ro" là kết quả không chắc chắn về một kết quả được kỳ vọng.
- Về cơ bản, phiên bản mới còn kêu gọi nhận thức cao hơn về rủi ro. Các doanh nghiệp nên nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn. Sau khi xác định, đánh giá và phân cấp mỗi rủi ro, doanh nghiệp có thể quyết định chấp nhận, phòng tránh rủi ro hoặc thiết lập các phương án hành động thích hợp để giảm thiểu tác động của nó.

2. Thay đổi cấu trúc:

Những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001 là việc nâng cấp theo một cấu trúc đồng nhất, được thiết kế để thúc đẩy quá trình đồng dạng hóa về cấu trúc và định nghĩa giữa các hệ thống quản lý được chứng nhận, cũng như việc chuẩn hóa các thuật ngữ và định nghĩa để việc hiểu và triển khai thực hiện tích hợp các tiêu chuẩn được dễ dàng, thuận lợi hơn.
 
ISO 9001:2008
 
ISO 9001:2015
1.     Phạm vi áp dụng
 
1.     Phạm vi áp dụng
2.     Tài liệu viện dẫn
 
2.     Tài liệu viện dẫn
3.     Thuật ngữ và định nghĩa
 
3.     Thuật ngữ và định nghĩa
4.     Hệ thống quản lý chất lượng
Hoạch định (P)
4.     Bối cảnh của tổ chức
5.     Trách nhiệm của lãnh đạo
 
5.     Lãnh đạo
6.     Quản lý nguồn lực
 
6.     Hoạch định
 
7.     Hỗ trợ
7.     Tạo sản phẩm
Thực hiện (D)
8.     Quá trình hoạt động
8.     Đo lường, phân tích và cải tiến
Kiểm tra (C)
9.     Đánh giá kết quả thực hiện
Cải tiến (A)
10.  Cải tiến

3. Thay đổi nội dung các yêu cầu:

- Cách tiếp cận theo quá trình:
- Việc đặt tên của đầu vào, đầu ra của các quá trình được yêu cầu một cách rõ ràng trong tiêu chuẩn.

4. Sổ tay chất lượng:

Không có yêu cầu chính thức về việc thiết lập Sổ tay chất lượng; tuy nhiên các yêu cầu về nội dung vẫn được duy trì.

5. Đại diện lãnh đạo về chất lượng:

Yêu cầu về chức năng này vẫn được thiết lập, nhưng không phụ thuộc vào vị trí của người giữ nhiệm vụ đó trong tổ chức. Yêu cầu về việc phải là "thành viên ban quản lý" đã được loại bỏ.

6. Thực hiện các mục tiêu chất lượng:

Khi lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, Doanh nghiệp phải xác định ai chịu trách nhiệm, khi nào thì mục tiêu được xem là hoàn thành và kết quả sẽ được đánh giá như thế nào.

7. Đối phó với rủi ro:

Doanh nghiệp phải xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu về sản phẩm và quá trình. Công ty phải có kế hoạch để đối phó với rủi ro và đánh giá hiệu quả của những hành động này.

8. Hành động phòng ngừa:

Trong phiên bản mới này, không có điều khoản riêng biệt cho “Hành Động Phòng Ngừa” vì việc áp dụng “công cụ phòng ngừa” vốn dĩ đã là một trong những tiêu chí chính của một hệ thống quản lý chất lượng.

9. Thông tin dạng văn bản:

Khái niệm “thông tin dạng văn bản” sẽ thay thế “tài liệu và hồ sơ”. Sự thay đổi này đồng thời áp dụng cho sự diễn giải tất cả những quá trình. Những quy trình văn bản vốn được yêu cầu trước kia của tiêu chuẩn sẽ không cần cần thiết.

10. Truyền thông:

Doanh nghiệp phải xác định cách thức mà thông tin sẽ được chia sẻ và truyền đạt: khi nào, với ai và như thế nào.

11.Gia công bên ngoài:

Phiên bản mới xem "hàng hóa được cung cấp từ nguồn bên ngoài" cũng giống như "các dịch vụ được cung cấp từ nguồn bên ngoài ".

12. Xem xét của lãnh đạo:

Phạm vi xem xét của lãnh đạo sẽ được mở rộng qua việc tăng cường những khía cạnh liên quan đến “Đường lối chiến lược của tổ chức”, tập trung vào “ Những bên quan tâm” cũng như “Đánh giá rủi ro và cơ hội” trên cấp độ chiến lược.

CHUYỂN ĐỐI TỪ ISO 9001:2008 SANG ISO 9001:2015 NHƯ THẾ NÀO

- Các tổ chức đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cần thực hiện những hoạt động sau để chuyển đổi cập nhật lên ISO 9001:2015:
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để xác định những điểm chưa phù hợp.
- Tổ chức đào tạo và truyền đạt các điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
- Cập nhật, xây dựng các văn bản cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn sửa đổi.
- Xác nhận hiệu lực của hệ thống quản lý (thông qua các hoạt động như đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo).
- Đăng ký đánh giá chứng nhận (trong lần đánh giá giám sát, đánh giá tái chứng nhận, hoặc cuộc đánh giá riêng). 
 
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để được tư vấn chuyển đổi cũng như xây dựng hệ thống quản lý ISO 9001:2015 một cách chi tiết và chính xác

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
Hao Chi
Maza
Royal
Ngôi Sao
supercleangloves
The World
Thiện Bình
Thinh Long
An Lanh
Danameco
pizza4ps
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
PIZZA HUT
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 0
Khách hàng 1
RISEN
Khách hàng 2
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Khách hàng 5
GREEN FARMING
MỸ CHÂU
HƯNG THỊNH PHÁT
ĐẠI HƯNG
HẢI HÀ
MIXUE
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600