Trong những năm gần đây những vấn đề liên quan đến
ATTP đang diễn biến phức tạp: Tình trạng ngộ độc thực phẩm, các mối nguy thực phẩm mang lại cho người tiêu dùng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt qua ngưỡng cho phép,
sữa và gia vị có chất độc hại,
thịt chứa chất tạo nạc phổ biến… yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm nên áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng tốt để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, tránh được nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội. Với mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp trong mục tiêu bảo vệ sức khoẻ công đồng
CFood triển khai chương trình Tư vấn đào tạo cấp chứng nhận ISO 22000.
- ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lýan toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. ISO 22000 xây dựng dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc
HACCP và tích hợp với hệ thống ISO 9001:2000. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm đã áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận là đơn vị có
hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tốt, đảm bảo sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn chất lượng.
- ISO 22000 hiện nay được các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng, tuy không có một quy định nào bắt buộc áp dụng thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đang ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp quan tâm. Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp phân tích, kiểm soát các mối nguy từ trang trại đến bàn ăn.
I. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 22000
- Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế
- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các bên liên quan
- Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
- Giảm chi phí trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh
II. DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:
- Doanh nghiệp
chế biến rau, củ, quả, thịt
trứng sữa, thuỷ hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
III. KẾ HOẠCH TƯ VẤN ISO:
- Bước 1: Khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp
- Bước 2: Đào tạo nhận thức về ISO 22000
- Bước 3: Lên kế hoạch chuẩn bị và biên soạn tài liệu ISO 22000
- Bước 4: Ban hành hệ thống tài liệu
- Bước 5: Phổ biến chính
sách và các yêu cầu toàn công ty
- Bước 6: Đào tạo đánh giá viên nội bộ
- Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ
- Bước 8: Họp xem xét của lãnh đạo
- Bước 9: Thực hiện khắc phục phòng ngừa và cải tiến
- Bước 10: Đánh giá sơ bộ ISO 22000
- Bước 11: Đánh giá chứng nhận ISO 22000
Giấy chứng nhận ISO có thời hạn 3 năm. Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại sau 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ISO