1. Xác định khía cạnh môi trường
Để xác định cụ thể khía cạnh môi trường cho mọi họat động trong Tổ chức – Doanh nghiệp, thông thường hệ số tác động môi trường được lượng hóa qua công thức (Chỉ số tác động môi trường = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà Tổ chức – Doanh nghiệp sẽ chọn mức điểm của hệ số này để xác định đâu là khía cạnh gây tác động đáng kể đến môi trường.
• Phân phối, sử dụng và quá trình hết sử dụng của sản phẩm
• Khai thác và phân phối nguyên liệu nguồn lực tự nhiên
• Đóng gói, vận chuyển
• Quá trình sản xuất
• Thiết kế và phát triển
• Rác sản phẩm
• Phóng xạ
• Sử dụng năng lượng
• Sử dụng nguyên liệu và các nguồn lực tự nhiên
• Thải ra đất
• Thải ra nước
• Phát thải tới không khí
Khi xác định khía cạnh môi trường Tổ chức phải quan tâm đến các họat động
Tổ chức phải lập thành văn bản các thông tin này và cập nhật chúng và Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được xem xét đến.
a) Để xác định các khía cạnh có hoặc có thể có các tác động đáng kể đối với môi trường
b) Để xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi áp dụng của
hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát và các khía cạnh mà tổ chức có thể ảnh hưởng, có xem xét đến việc hoạch định hay phát triển mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm mới và dich vụ mới hay sửa đổi
2. Mục đích hệ thống quản lý môi trường
Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường được qui định trong
tiêu chuẩn ISO 14001 là nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động môi trường. Bởi vậy tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên cơ sở là tổ chức sẽ định kỳ xem xét và đánh giá hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm xác định các cơ hội cho việc cải tiến và thực hiện chúng. Mức độ, phạm vi và khung thời gian của quá trình cải tiến liên tục được tổ chức xác định dựa trên khả năng kinh tế và tài chính khác. Những cải tiến đối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức là nhằm dẫn đến các cải tiến hơn nữa cho kết quả hoạt động môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu tổ chức
a) Thiết lập một chính
sách môi trường thích hợp
b) Định rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ đã qua, hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp nhằm xác định các tác động môi trường đáng kể
c) Định rõ các yêu cầu luật pháp thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ
d) Định rõ các ưu tiên và đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp
e) Thiết lập một cơ cấu và một (hoặc các) chương trình để thực hiện chính sách và đạt tới các mục tiêu và đáp ứng các chỉ tiêu môi trường
f) Tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, các hành động khắc phục và phòng ngừa các hoạt động xem xét và đánh giá để đảm bảo phù hợp với chính sách và hệ thống quản lý môi trường vẫn thích ứng, và
g) Có khả năng thích nghi với mọi thay đổi
Một doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý môi trường thì khởi đầu nên xác lập tình hình môi trường hiện thời của mình bằng các biện pháp xem xét lại. Mục đích của việc xem xét này là để cân nhắc tất cả các khía cạnh môi trường của tổ chức như một cơ sở thiệt lập hệ thống quản lý môi trường.
Việc xem xét này bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm sau :
- Xác định các khía cạnh môi trường, bao gồm các khía cạnh liên quan đến các điều kiện tác nghiệp bình thường, các điều kiện bất thường kể cả bắt đầu và ngừng hoạt động và các tình trạng khẩn cấp và sự cố
- Xác định các yêu cầu luật pháp thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ
- Kiểm tra thực tiễn các thủ tục quản lý môi trường hiện tại, bao gồm các hoạt động mua sắm và ký kết hợp đồng liên quan
- Đánh giá các tình trạng khẩn cấp và các sự cố trước đây.
Các công cụ và phương pháp tiến hành xem xét bên bao gồm các danh mục kiểm tra (checklist), tiến hành các cuộc phỏng vấn, kiểm tra thử nghiệm và đo lường trực tiếp, kết quả của các cuộc đánh giá trước đây hoặc các cuộc xem xét khác tuỳ thuộc vào bản chất của các hoạt động