Nắm rõ tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp Việt vẫn khó đưa nông sản xuất ngoại?

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên làm thế nào để ngành công nghiệp chế biến có thể theo kịp tiềm năng phát triển khi còn quá nhiều "nút thắt" khó tháo gỡ.

Nhiều "nút thắt" khiến ngành chế biếnnông sản mất tương xứng với tiềm năng

Tại hội thảo Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản trong thời kì hội nhập diễn ra chiều ngày 24/7 tại TP HN, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trường Cục Chế biến và Phát triển nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của nước ta có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 - 7%/năm. 

Hiện nay ngành này đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 7.500 doanh nghiệp qui mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.

Ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa. 

Theo tổ chức FAO, sự phát triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản nhất là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng, còn bộc lộ những tồn tại, nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp.

Vì vậy, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, công nghệ chế biến nông sản chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, tỉ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, tính chung chỉ khoảng 15 - 20%.

"Chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú, chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra tổ chức liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ", ông Toản chia sẻ.

03c3b91fee9a0ac4538b

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trường Cục Chế biến và Phát triển nông lâm thủy sản phát biểu tại hội thảo Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản trong thời kì hội nhập. Ảnh: Như Huỳnh.

Ông Ngô Quang Tú, Trưởng phòng Chế biến - Bảo quản nông sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, lí giải là do Việt Nam đang là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, đe dọa sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu phục vụ chế biến.

Qui mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chưa thật sự hình thành một nền nông nghiệp lớn. Nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu ổn định về chất lượng và an toàn thực phẩm nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thấp, trong khi các nguồn lực như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản trị và hội nhập còn rất kém đã làm hạn chế đến quá trình đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm.

Đặc biệt, thị trường thế giới nhiều biến động, trong khi nông lâm thủy sản Việt Nam còn phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số thị trường. Ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển, chí phí của nền kinh tế cao so với các quốc gia khác. 

Còn ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T - doanh nghiệp xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đến với các thị trường khó tính nhất như Mỹ, châu Âu, Canada....cho rằng: "Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu nông sản thô, chưa qua chế biến. 

Mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ được các thông tin về tiêu chuẩn nông sản của từng thị trường nhập khẩu riêng biệt nhưng do thiếu sự phối hợp đồng bộ với người nông dân với nguồn cung.

Ngoài ra những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nông dân, cho các doanh nghiệp còn hạn chế nên sản phẩm nông sản sau khi thu mua từ nông dân thường không đạt chuẩn tiêu chuẩn về chất lượng cũng như qui cách sản phẩm để xuất khẩu ra thị trường thế giới", ông Tùng chia sẻ.

Am hiểu thị trường, ứng dụng công nghệ số trong bảo quản chế biến nông sản

Ông Nguyễn Đình Tùng nhận định nông sản Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những thị trường rất khó tính về tiêu chuẩn, qui chuẩn như Mỹ.

"Thị trường Mỹ khắt khe về chất lượng và yêu cầu sản phẩm nhập khẩu vào phải đạt những tiêu chuẩn nhất định và tuân theo đúng thủ tục nhập khẩu.

Cụ thể, Mỹ tăng cường kiểm soát kỹ thuật thương mại, cơ chế kiểm dịch thông qua các tiêu chuẩn như GMP, ISO, HACCP, an toàn vệ sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng nông sản trước khi đưa vào thị trường Mỹ", ông Tùng chia sẻ.

095f14644ce1a8bff1f0

Ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc Công ty Vina T&T. Ảnh: Như Huỳnh.

Theo đó, đại diện doanh nghiệp này cho rằng để tăng cường lượng tiêu thụ, thúc đẩy thương mại hàng hóa nông sản trong xu thế hiện nay, quan trọng nhất vẫn là thông tin thị trường. 

Đây là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên khi doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu nông sản đến thị trường Mỹ nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung.

"Bởi vì tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa của các nước ở từng khu vực là khác nhau và nhất là hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ở các nước phát triển thì càng phải cần nghiên cứu kĩ về nhu cầu, tiêu chuẩn, hoạt động của thị trường của các nước", ông Tùng nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT,  mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sẽ đạt 65 - 70 tỉ USD, tăng gấp đôi so với hiện nay.

Đồng thời, công nghiệp chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và trình độ công nghệ đạt trung bình tiên tiến trở lên, trong đó một số ngành hàng đạt trình độ hàng đầu khu vực và thế giới.

Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản phát triển.

Do đó, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng để có thể đạt được mục tiêu của ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản trong thời gian tới rất cần có sự quan tâm, góp sức và trí tuệ của mọi người nhất là các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng như doanh nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, giảm tổn thất sau thu hoạch, giải quyết đầu ra cho khâu sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1bba4d841501f15fa810

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Ảnh: Như Huỳnh.

Theo PGS.TS Phan Tại Huân, Trường Đại Học Nông Lâm TP HN: "Trong sản xuất chế biến cần từng bước gia tăng ứng dụng kĩ thuật số để nâng cao độ tinh chế và chất lượng sản phẩm.

Bước đầu có thể chú trọng một số mảng như tối ưu hóa hậu cần trong và ngoài nước cho các nhà máy, kiểm soát phòng ngừa, giám sát sản xuất tự động, phát hiện nhanh và thu hồi sản phẩm lỗi, kết nối kĩ thuật số chuỗi cung ứng, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật số hiệu quả trong lưu trữ tài liệu và kiểm định.

Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ số để phối hợp giữa các nhà thu mua, chế biến và phân phối nông sản thực phẩm. Hướng tới người tiêu dùng thông minh có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng", PGS.TS Phan Tại Huân chia sẻ

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600