Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm dễ hay khó?

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Đăng ký kinh doanh và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm là hai thủ tục cần thiết để người dân có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật.

Theo luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn Luật sư TP.HN, cho biết để mở cửa hàng/công ty kinh doanh thực phẩm, trước hết chủ cơ sở phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định dưới các hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh (cơ sở kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Tương ứng sẽ cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
 
Để mở cửa hàng/công ty kinh doanh thực phẩm cần đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
 
Tiếp theo, cơ sở kinh doanh cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
 
Kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của bộ trưởng bộ quản lý ngành…
 
Ngoài ra, tùy thuộc loại thực phẩm cơ sở kinh doanh, còn phải đáp ứng các điều kiện và "giấy phép" khác, chẳng hạn như:
 
- Đối với thực phẩm tươi sống thì phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y;
 
- Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm để được cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
 
Trên đây là một số loại "giấy phép" cơ bản khi kinh doanh thực phẩm.
 
Bên cạnh đó, khi kinh doanh thực phẩm, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải chú ý nghĩa vụ của mình như tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh. Phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; thông tin trung thực về an toàn thực phẩm. Thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;…

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600