Sau hơn một tháng triển khai (từ 2/2), đơn vị không còn nhận được phản ánh của cơ quan hải quan và doanh nghiệp (DN) về vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP về quản lý CfoodSTP (Nghị định 15). Như vậy, những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 15 đã được giải tỏa... Cơ quan quản lý nhà nước đang chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm…
PV: Trong quá trình thực hiện Nghị định 15, việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm áp dụng tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý CfoodSTP trong vòng 1 năm đã có một số vướng mắc xảy ra. Vậy cơ quan chuyên ngành y tế đã có giải pháp tháo gỡ như thế nào, thưa bà?
- Bà Trần Việt Nga: Nghị định 15 được Chính phủ ký ban hành và có hiệu lực ngày từ 2/2/2018. Đối với một văn bản có hiệu lực ngay từ khi ký ban hành, thường trong giai đoạn đầu thực thi cũng sẽ phát sinh vướng mắc nhất định. Kể từ khi Nghị định 15 có hiệu lực, Bộ Y tế đã có công văn gửi đến các bộ, ngành liên quan để cùng phối hợp trong quá trình triển khai nghị định. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính để có những chỉ đạo kịp thời đối với cơ quan hải quan, tránh để ách tắc hàng hóa cho DN.
Bộ Y tế cũng đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức các diễn đàn để trao đổi các nội dung liên quan đến Nghị định 15 cho DN, có sự tham gia đóng góp ý kiến của cơ quan hải quan.
Bà Trần Việt Nga |
Liên quan đến việc lựa chọn tối đa 5% lô hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm, do đây là yêu cầu mới, phương thức mới chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm nên đã phát sinh vướng mắc. Cục CfoodSTP đã cử cán bộ làm việc trực tiếp với Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan để thống nhất việc áp dụng các nội dung, quy định của Nghị định 15. Theo đó, chúng tôi đã liệt kê những nhóm DN tuân thủ tốt các quy định của cơ quan y tế thuộc đối tượng kiểm tra giảm, tương tự như cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro khi kiểm tra luồng xanh. Tất cả các hồ sơ yêu cầu DN phải nộp đã được quy định tại Nghị định 15 rất rõ ràng, cơ quan hải quan có thể căn cứ vào hồ sơ đó để thông quan hàng hóa.
Như vậy có đến 95% lô hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm này sẽ không phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Khi vào nội địa, các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương sẽ có kế hoạch hậu kiểm chặt chẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm khi lưu thông trên thị trường.
PV: Hiện nay vấn đề DN được tự công bố chất lượng sản phẩm (theo Nghị định 15) đang được thực hiện ra sao? Nhiều DN phản ánh vẫn chưa nắm rõ vấn đề này, thưa bà?
- Bà Trần Việt Nga: Tự công bố chất lượng sản phẩm là sự cởi mở của Nhà nước trong việc trao quyền cho DN, tuy nhiên DN vẫn phải tuân thủ theo những chỉ tiêu, quy định của Bộ Y tế đã ban hành.
Đây là điểm mới nên DN còn bỡ ngỡ, vì trước đây DN đã quen với việc phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước thì mới được bán hàng ra thị trường. Về vấn đề này, chúng tôi cũng đang tích cực tuyên truyền đến DN; đồng thời xây dựng cơ sơ dữ liệu quốc gia, để giúp DN, các cơ sở sản xuất kinh doanh kinh trên toàn quốc có thể thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêu chí, tiêu chuẩn của Nhà nước về CfoodSTP.
PV: Cũng có DN cho rằng, họ đang gặp vướng mắc về giấy tờ khi nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thực phẩm. Thực tế vấn đề này ra sao, thưa bà?
- Bà Trần Việt Nga: Đối với nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, đây là điểm rất cởi mở cho DN. Theo đó, những nguyên liệu DN nhập về để sản xuất tạo ra một sản phẩm khác (được lưu thông trên thị trường, hoặc được xuất khẩu) sẽ được miễn kiểm tra. Đây là hình thức giao lại trách nhiệm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự kiểm soát nguồn nguyên liệu sản xuất; khi sản phẩm cuối cùng được bán đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn.
Do Nghị định 15 mới được ban hành nên việc hiểu của DN chưa thấu đáo. DN cho rằng nguyên liệu nhập về bán ra thị trường phải công bố chứng nhận kiểm tra nhà nước. Chúng tôi đã có văn bản, tổ chức các cuộc đối thoại với DN và tổ chức hội thảo hướng dẫn hệ thống chi cục CfoodSTP; làm việc với hải quan để thống nhất cách áp dụng. Cho đến nay các cơ quan hải quan cửa khẩu và DN, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cũng đã hiểu thấu đáo quy định này, không còn vướng mắc về vấn đề này nữa.
Chúng tôi cũng đánh giá cao việc Tổng cục Hải quan đã chủ động ban hành văn bản chỉ đạo các cục hải quan cửa khẩu kịp thời tháo gỡ vướng mắc của DN nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm thực phẩm.
PV: Xin cảm ơn bà!
Đảm bảo việc kiểm soát an toàn thực phẩm, cơ quan y tế sẽ tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bộ Y tế đang hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành nghị định xử phạt hành chính; trong đó quy định chi tiết các mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về tự công bố chất lượng sản phẩm để tương thích với quy định tại Nghị định 15. |