Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định và những người bán hàng rong)

Bộ Y Tế cấp giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất kinh doanh sau:

Cửa hàng bán thực phẩm chín, nhà hàng, khách sạn, cơ sở chế biến thức ăn sẵn, cửa hàng ăn, căng tin, bếp ăn tập thể, khu du lịch, cơ sở kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi ngành y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Bộ Nông Nghiệp cấp giấy phép đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất kinh doanh sau:

Ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm từ rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 

Bộ Công Thương cấp giấy phép đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất kinh doanh sau:

Siêu thị, lễ hội, chợ, hội chợ, tạp hoá, các cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng, bao bì chứa dựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Dịch vụ xin cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận ISO 22000 mới nhất

 

Dịch vụ làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000:2018 phiên bản mới nhất tại CFOOD. Tư vấn ISO 22000 và các thông tin pháp lý liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 miễn phí. Gọi ngay!

TÌM HIỂU VỀ CHỨNG CHỈ, GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 MỚI NHẤT

  • Chứng nhận ISO 22000:2018 (hay còn gọi là chứng chỉ ISO 22000:2018) dùng để chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động cung ứng thực phẩm;
  • Nhìn chung, chứng nhận ISO 22000:2018 có bản chất tương tự như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận ATTP do cơ quan nhà nước cấp thì giấy chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi tổ chức chứng nhận ISO dựa trên các điều khoản và tiêu chuẩn ISO; 
  • Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO với các tiêu chí như: tương tác và trao đổi thông tin; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; nguyên tắc thiết lập hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP);
  • Từ ngày 19/06/2021, các doanh nghiệp nếu muốn được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì phải theo tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018.

DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 TẠI cfood

 

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Khi sử dụng dịch vụ đánh giá, cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 tại CFOOD, thông tin bạn cần cung cấp khá đơn giản. 

3 thông tin bạn cần cung cấp:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Công bố chất lượng sản phẩm;
  3. Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.

7 bước để đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm:

  • Bước 1: Đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018; 
  • Bước 2: Tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch đánh giá;
  • Bước 3: Đánh giá hệ thống tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường (nhà xưởng, nơi sản xuất…) so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018;
  • Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận;
  • Bước 5: Đánh giá và giám sát định kỳ;
  • Bước 6: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018;
  • Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận (sau khi hết thời hạn 3 năm).

Lưu ý: 

Tại bước 7, nếu tổ chức, doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh cung ứng thực phẩm thì phải làm 1 trong 2 thủ tục sau: đánh giá tái chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc xin giấy phép ATTP. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, lĩnh vực như sản xuất rượu, để đơn giản hơn về quy trình, bạn nên chọn đánh giá lại chứng chỉ ISO 22000:2018. 

Với dịch vụ tại CFOOD, bạn sẽ được miễn phí tư vấn các quy định, thông tin pháp lý liên quan đến việc đánh giá lại, tái chứng nhận dựa trên trường hợp, ngành nghề của doanh nghiệp. 

 

CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cần chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ bao bì, đóng gói đến chế biến, sản xuất đều có thể làm thủ tục xin chứng chỉ ISO 22000:2018. 

Cụ thể hơn, nếu tổ chức, doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 để có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO:

  1. Nông trại, trang trại, ngư trường;
  2. Hệ thống siêu thị;
  3. Đơn vị chế biến thịt, cá, thức ăn chăn nuôi;
  4. Đơn vị sản xuất bánh mì, ngũ cốc, các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, các loại thực phẩm chức năng...;
  5. Đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh…;
  6. Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ như cung cấp thiết bị chế biến, phụ gia, nguyên vật liệu;
  7. Đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, dọn dẹp, vệ sinh, đóng gói…

CÁC LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 22000:2018

 

10 ưu điểm từ chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm:

  1. Giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy;
  2. Tạo cơ hội xuất khẩu thế giới;
  3. Cải thiện, phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  4. Được miễn giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  5. Được xem xét miễn, giảm các đợt kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm;
  6. Hạn chế tối đa các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe bởi thực phẩm;
  7. Nâng cao mức độ tin cậy trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông;
  8. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhờ hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO;
  9. Kiểm soát toàn diện mối nguy an toàn thực phẩm trong suốt dây chuyền sản xuất, cung ứng;
  10. Tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm chưa chứng nhận ISO.

CÁC LƯU Ý KHÁC VỀ CHỨNG CHỈ ISO 22000:2018

Sau khi được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018, bạn cần lưu ý thêm các quy định sau:

  1. Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thời hạn sử dụng 3 năm;
  2. Doanh nghiệp phải đóng phí duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hàng năm;
  3. Sau khi được cấp chứng nhận ISO 2000:2018, chu kỳ giám sát tối thiểu 12 tháng/lần;
  4. Số lần đánh giá giám sát là 2 lần, với các hạng mục đánh giá tương tự như đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 lần đầu.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

1. Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp bởi cơ quan nào?

Giấy chứng nhận hay chứng chỉ ISO 22000:2018 được cấp bởi tổ chức cấp chứng nhận ISO. Đây cũng là 1 trong những điểm khác biệt của chứng chỉ ISO 22000 so với giấy chứng nhận VSATTP.


2. Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm những tiêu chí nào?

Các tiêu chí để đánh giá chứng nhận ISO 22000 bao gồm: tương tác và trao đổi thông tin; quản lý hệ thống; các chương trình tiên quyết; nguyên tắc thiết lập hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).


3. Thủ tục đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại CFOOD gồm những gì?

Khi sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại CFOOD, bạn chỉ cần cung cấp: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; công bố chất lượng sản phẩm; hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất kinh doanh.


 

4. Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất là gì?

Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất.


5. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 mang lại quyền lợi gì cho doanh nghiệp?

Với chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được khá nhiều quyền lợi như: được miễn giấy phép ATVSTP; giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy; mang đến nhiều cơ hội phát triển ra thị trường thế giới; cải thiện và nâng cao hệ thống quản lý an toàn thực phẩm… 


Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ!

 Tìm hiểu về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở y tế quản lý

Tìm hiểu về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở y tế quản lý

Trước và ngay cả sau khi mở nhà hàng, quán ăn vấn đề hoàn thiện các thủ tục giấy tờ luôn làm bạn phải đau đầu và suy nghĩ không thể yên tâm làm việc, trong đó giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm luôn ...
 Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình

CFood là đơn vị chuyên tư vấn về đăng ký An toàn vệ sinh thực phẩm cho các công ty sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá, nước tinh khiết. Chúng tôi tư vấn các thủ tục đăng ký An toàn vệ si ...
 Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căn tin trường học

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho căn tin trường học

Căn tin là nơi cung cấp lương thực cho học sinh và cả giáo viên. Chính vì thế cần phải tiến hành các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới đủ điều kiện để kinh doanh căn tin. Mục đích để ...
 Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn

"Khách sạn" là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn cho du khách trong hoặc ngoài nước. Tùy theo nhu cầu mỗi khách sạn mà còn có thêm dịch vụ cung cấp ăn uống tại chỗ hoặc tận nơi cho du khách. Ví dụ: ...
 Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. ...
 Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo

Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo

Mấy năm gần đây, nuôi yến đã trở thành một phong trào lan rộng cả nước, cùng với sự xuất hiện hàng loạt thương hiệu. Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vậy thủ tục đăng ký ...
 Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả

Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả ...
 Tư vấn đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc

Tư vấn đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc

Nếu bạn đang thắc mắc không hiểu các thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc tại BYT như thế nào? C Food xin giải đáp cho bạn. ...
Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600