Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo của doanh nghiệp về thực phẩm mình kinh doanh, cũng như giúp Nhà nước quản lý một cách dễ dàng, có biện pháp can thiệp xử lý một cách kịp thời, đem tới sự yên tâm cho khách hàng.
Do đó, việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh. Vậy những trường hợp nào cần phải xin và thủ tục xin như thế nào? CFood sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
I. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề liên quan tới thực phẩm đều phải tiến hành xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trừ một số trường hợp sau đây không phải xin Giấy phép, cụ thể là:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Sơ chế nhỏ lẻ (cơ sở
sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
-
Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ( Bao gồm cơ sở
sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.)
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
-
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn (
HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
[CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG TRẢ LỜI NHỮNG THẮC MẮC CỦA QUÝ DOANH NGHIỆP]
Từ những quy định trên cho thấy chỉ cần kinh doanh liên quan tới thực phẩm là doanh nghiệp phải tiến hành xin Giấy phép để làm căn cứ đảm bảo cho quá trình kinh doanh, chỉ trừ những trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định thì không cần xin Giấy phép.
II. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn,sạch sẽ..v..v..
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
III. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Trước khi xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải
tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (Cfood thực hiện)
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Cfood thực hiện)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
5. Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
THỜI GIAN TIẾN HÀNH:
- Xây dựng hồ sơ ban đầu: 5 ngày
- Thẩm định và cấp chứng nhận: 15 ngày
THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm
- Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
IV. DỊCH VỤ PHÁP LÝ
CFood – tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, nắm chắc các quy định của pháp luật –là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Dịch vụ tư vấn giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
TRỌN GÓI - BẢO ĐẢM ĐẠT 100% &
không phát sinh chi phí trong suốt thời gian xin giấy chứng nhận
ATTP
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu và các yêu cầu của nhà đầu tư, chúng tôi sẽ:
- Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và tài chính;
- Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đại diện cho nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Theo dõi tiến trình xử lí và thông báo kết quả nộp hồ sơ;
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TƯ VẤN:
Trong quá trình tư vấn, khách hàng thường hỏi những câu về đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm như:
1. Bạn có thể cam kết thời gian thực hiện đúng tiến độ không?
Trả lời: Có, chúng tôi luôn thực hiện đúng thời gian cam kết & không phát sinh chi phí
2. Bạn có thể dành thời gian ghé công ty chúng tôi để tư vấn cụ thể hơn không? Có thể trao đổi bằng tiếng Anh?
Trả lời: Luôn sẵn sàng ghé tư vấn miễn trực tiếp tại cơ sở khi khách hàng xắp xếp thời gian. Chúng tôi có nhân viên trao đổi trực tiếp bằng tiếng anh nếu sếp các bạn là người nước ngoài
3. Bạn có nhận làm dịch vụ ở tỉnh xa không?
Trả lời: Chúng tôi không ngại xa. Có thể làm tốt dịch vụ tại các tỉnh thành phía Nam
- Bình Thuận
- Ninh Thuận
- Đồng Nai
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bà Rịa Vũng Tàu
- Tây Ninh
- Long An, Bến Tre..các tỉnh Miền Tây
4. Tôi muốn đăng ký dịch vụ bên bạn thì cần chuẩn bị những gì?
Trả lời: Quý doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị chúng tôi một cuộc hẹn
5. Bạn có thể giàm giá không nếu chúng tôi làm nhiều hơn 01 dịch vụ?
Trả lời: Chúng tôi sẽ giảm giá trực tiếp trên dịch vụ thứ 2 trở đi và luôn là như thế
** Ngoài ra, chúng tôi còn rất nhiều dịch vụ khác, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo tại website www.antuongviet.vn để CFood phục vụ các bạn.