EU - Thị trường xuất khẩu tiềm năng cho rau quả Việt Nam

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Theo dự báo của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thời gian tới tỷ trọng xuất khẩu rau quả còn tăng cao. Ngoài những thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản… rau quả Việt đang tìm đường phát triển thị trường EU bởi thị trường này được đánh giá khá tiềm năng

EU - thị trường tiềm năng...

Theo thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Duy trì và mở rộng thị trường rau quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào EU” do dự án EU-MUTRAP phối hợp với Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức ngày 9/10 tại TP. Hồ Chí Minh.

Vài năm trở lại đây, rau quả xuất khẩu của Việt Nam liên tục thâm nhập sang thị trường các nước và hiện đã có mặt tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên, nếu như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,4 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015 thì chỉ trong 9 tháng năm 2017, kim ngạch đã ở mức 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ.

Theo dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thời gian tới tỷ trọng xuất khẩu rau quả còn tăng cao. Ngoài những thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Úc, Chilê, Nhật Bản, Hàn Quốc,… rau quả Việt đang tìm đường phát triển thị trường EU bởi thị trường này được đánh giá khá tiềm năng.

... thị trường lớn với nhiều yêu cầu khắt khe

Mặc dù được đánh giá là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho rau quả Việt, song vấn đề an toàn thực phẩm của thị trường này đòi hỏi khá khắt khe. Ông Rugguero Malossi, chuyên gia quốc tế, Dự án EU-MUTRAP - khẳng định: “Nói thị trường nhập khẩu EU dễ hơn thị trường khác theo tôi là không đúng. Vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm sau cùng luôn được chú trọng. Không đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra hàng hóa khó "có cửa" vào thị trường EU.

Ông Rugguero Malossi đưa ra dẫn chứng: Khi một loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng thì không sản phẩm nào được có dư lượng thuốc đó. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh thiệt hại về môi trường, EU hạn chế sử dụng một số hóa chất do đó sản phẩm nhập khẩu phải chịu một sự kiểm soát chính thức…

“Trong trường hợp tái phạm, các sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ các quốc gia cụ thể EU quyết định tiến hành kiểm soát ở mức độ cao hơn hoặc đưa ra các biện pháp khẩn cấp. Kiểm soát có thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn nhập khẩu và tiếp thị tại EU”, ông Rugguero Malossi nhấn mạnh.

Các chuyên gia của dự án EU - MUTRAP cho biết thêm, các chất lây nhiễm là những chất không được cố ý thêm vào thức ăn nhưng có thể có mặt do các giai đoạn khác nhau trong sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ. Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm và rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng, EU thiết lập giới hạn đối với một số chất lây nhiễm. Đặc biệt, giới hạn nitrat trong rau dền, rau diếp và các kim loại liên quan đến rau quả tươi.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm và tránh thiệt hại về môi trường, EU hạn chế sử dụng một số hóa chất, do đó sản phẩm nhập khẩu phải chịu một sự kiểm soát chính thức. Cụ thể, EU thiết lập giới hạn đối với một số chất lây nhiễm. Đặc biệt, giới hạn nitrat trong rau dền, rau diếp và các kim loại liên quan đến rau quả tươi. Hiện nay, rau quả đang được EU kiểm tra về giấy tờ, danh tính hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu

Để bảo đảm chất lượng xuất khẩu, ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh đối với nhóm gia vị, doanh nghiệp cần duy trì giải pháp quản lý mã số nhà lưới và nhà đóng gói như hiện nay; cải tiến theo quy trình nhà lưới và quy trình canh tác trong nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao hơn.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể phát triển và duy trì tốt hoạt động xuất khẩu ở thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm rau quả xuất khẩu cần hướng tới các sản phẩm hữu cơ vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên.

Ngoài ra, theo ông Đàm Quốc Trụ, chuyên gia trong nước thuộc Dự án EU-MUTRAP, các bộ, ngành cần sớm xây dựng chiến lược phù hợp cho từng thị trường; hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển thuận lợi cho các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như thanh long, nhãn, chôm chôm, bưởi, xoài...

Về phía doanh nghiệp, cần tập trung quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung phục vụ cho sản phẩm chủ lực xuất khẩu; đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật và công nghệ bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600