Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một hiện tượng phổ biến, diễn ra từng ngày từ sản phẩm: Thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu hay được tưới bằng dầu nhớt; măng được ngâm chất vàng ô; hoa quả nhúng hóa chất để bảo quản lâu hơn;
thịt, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc bốc mùi hôi thối…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm nhưng ngày càng ở mức báo động cao và gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, mỗi ngày trong bữa ăn chúng ta đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Không dùng thì biết lấy gì để ăn và duy trì sự sống.
Thực phẩm bẩn đã tác động xấu đến sức khỏe và đe dọa tính mạng con người. Nhiều khi phải “phó thác mình cho số phận” dẫu rằng hàng, ngày hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân. Khi lượng thực phẩm bẩn được đưa vào cơ thể, tích trữ lâu dần sẽ khiến con người mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm màng não, bệnh ung thư... gây ra tâm lý hoang mang cho xã hội.
Thực tế, thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn so với thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế xã hội.
Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ một mất một còn, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người
sản xuất thực phẩm. Đó là cái lợi trước mắt là thu về một món lợi nhuận kha khá. Là lối sống ích kỷ, chỉ biết lợi cho mình mà đi đầu độc người khác. Họ đâu quan tâm đến một ngày mà người thân - người họ hết mực yêu quý lại mắc những căn bệnh quái ác rồi qua đời chỉ vì ăn thực phẩm bẩn. Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới giống nòi dân tộc.
Thực phẩm bẩn đang xuất hiện ở nhiều nơi trong phạm vi cả nước. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thôn, hay trong vùng… Nguy hiểm hơn là thực phẩm không an toàn được cung cấp từ các công ty, xí nghiệp sản xuất hàng loạt và ồ ạt đổ ra thị trường. Như vậy thử hỏi mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với những cơ sở sản xuất manh mún kia? Đó là câu hỏi đặt ra khiến nhiều người phải suy ngẫm. Chúng ta từng xem qua nhiều phóng sự, đọc báo về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, họ đã mua mỡ hỏng rồi đem ngâm hóa chất sau đó nấu lên thành thứ mỡ đen kịt để bán cho quán cơm, tiệm
bún. Những người bán rong mua về để “rán” xúc xích, xiên que… trước cổng trường học mỗi ngày đầu độc bao thế hệ học sinh, sinh viên.
Thực trạng thiếu
vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tràn lan. Có rất nhiều quán cóc vỉa hè và hàng tá
quán ăn bên đường. Có ai đã tự hỏi mình: “Liệu những quán đó có an toàn không?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh ở đâu khi ngồi ăn một bát
phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc? Dù ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách ngon lành vì: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện ”hay “ngồi đây cho thoáng mát”. Đó là những suy nghĩ giản đơn mà họ không hề biết rằng “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng như thế lại gần như vậy”.
Kế hoạch truyền thông “Đừng để thực phẩm bẩn ngăn cản tuổi trẻ bứt phá” đã ra đời. Nhằm giúp kế hoạch này được tiến hành một cách thuận lợi, một nhóm các bạn trẻ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã lập một kế hoạch truyền thông về thực phẩm bẩn. Đối tượng mà các bạn hướng tới trong kế hoạch của mình là sinh viên. Bởi sinh viên là đối tượng tiêu thụ thực phẩm hằng ngày tương đối lớn nhưng lại ít quan tâm đến nguồn gốc cũng như
chất lượng sản phẩm. Một mặt do kinh phí còn hạn hẹp, nên họ cứ thấy rẻ là mua.
Nhu cầu con người ngày càng tăng cao, thay nhu cầu “ăn no, mặc ấm” bằng "ăn no, mặc đẹp”. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến. Vì thế trong kế hoạch của các bạn đã chọn sinh viên là đối tượng để tác động và làm thay đổi nhận thức. Phạm vi thực hiện là một số trường đại học trên địa bàn hoạt động cụ thể là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đây là nhóm đối tượng trực tiếp có độ tuổi từ 18 - 24. Đa phần sinh viên đều có thói quen thức khuya, ăn uống qua loa... Nhóm đối tượng gián tiếp để tác động đó là các quán bán rong, căng tin của các trường. Mục tiêu của kế hoạch là nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên đối với vấn đề thực phẩm bẩn nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức để hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm bẩn, ngăn ngừa tác hại của thực phẩm bẩn.
Các cơ quan tổ chức tham gia trong chiến dịch gồm: Công an quận Cầu Giấy (quản lý an ninh trật tự trong chiến dịch); tổ chức quản lý
an toàn vệ sinh thực phẩm quận Cầu Giấy (kiểm tra, giám sát nguồn thực phẩm trong sự kiện), Chi cục Sn toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội; Công ty Cổ phần Thủy Thiên Như - Thương hiệu ORFARM cung cấp dòng thực phẩm hữu cơ. Trong kế hoạch, có các đội ngũ cố vấn tham dự như ThS Trần Việt Nga và ThS. Đỗ Hữu Tuấn - cố vấn chuyên môn thẩm định chất lượng. Ngoài ra, còn có TS. Đỗ Thu Hằng - Phó Trưởng Khoa Báo chí và ThS. Lương Thị Phương Diệp làm cố vấn truyền thông. Bên cạnh đó có các chuyên gia TS, BS Hoàng Thị Kim Thanh, Đại tá Nguyễn Thanh Chò tham gia tư vấn cho kế hoạch. Thời gian thực hiện kế hoạch giáp Tết Đinh Dậu.
Để thực hiện cho kế hoạch, các bạn trẻ đã lập fan page “Green Food” để chia sẻ các thông tin về thực phẩm bẩn, đồng thời chia sẻ về cách phân biệt thịt giả hữu hiệu nhất. Thông tin mà các bạn chia sẻ được nhiều người theo dõi từ đó chắc chắn mỗi người sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm. Không chỉ vậy, các bạn đã lập một mô hình tượng trưng về kế hoạch của mình, đó là mở một gian hàng về thực phẩm sạch, nguồn hàng được bày bán mà các bạn trẻ này đã lấy thực phẩm từ quê lên. Các bạn sẽ tìm các địa chỉ bán hàng uy tín, được cấp giấy phép ở quê để mang lại những bữa ăn an toàn tới mọi người. Gian hàng mà các bạn bày bán như rau xanh, thịt, cá, hoa quả,...
Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái Tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch