Thực hiện năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm (CfoodSTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017, tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai mạnh mẽ chương trình này. NNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp.
Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp |
Ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng vi phạm CfoodSTP thời gian qua? Tỷ lệ vi phạm đã được kéo giảm hay chưa?
Tình hình vi phạm về CfoodSTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp. Một số cơ sở chăn nuôi sử dụng chất kích thích tăng trưởng, bảo quản thực phẩm chưa hợp vệ sinh, sử dụng các chất phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc sử dụng vượt giới hạn cho phép. Một số cơ sở chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh, chưa xây dựng chương trình quản lý chất lượng (GMP, SSOP, HACCP,....).
Trong năm 2016, ngành nông nghiệp đã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch “Năm cao điểm hành động CfoodSTP trong lĩnh vực nông nghiệp”, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về CfoodSTP; đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về CfoodSTP trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn xảy ra khá nhiều, mặc dù đã giảm 50% so với năm 2015 (năm 2015 có 97/1.459 mẫu kiểm tra không đạt, chiếm tỷ lệ 6,6%. Năm 2016 có 114/3.440 mẫu kiểm không đạt, chiếm tỷ lệ 3,3%).
Năm 2017, ngành nông nghiệp Đồng Tháp dự kiến triển khai công tác đảm bảo CfoodSTP ra sao?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kịp thời thông tin đầy đủ về CfoodSTP; tổ chức lấy mẫu giám sát CfoodSTP, tập trung vào thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, thủy sản... nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không đảm bảo an toàn; tiếp tục xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, lấy mẫu giám sát sản phẩm đủ điều kiện CfoodSTP.
CfoodSTP trong nông nghiệp đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay ở Đồng Tháp |
Tổ chức triển khai thỏa thuận với Sở Công thương, Sở Y tế trong quản lý, kiểm soát ngăn chặn lạm dụng hóa chất công nghiệp, kháng sinh y tế trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh phát hiện, điều tra, triệt phá các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc BVTV, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, kiểm tra, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; tái kiểm tra cơ sở xếp loại C và xử lý dứt điểm cơ sở tái kiểm tra vẫn xếp loại C theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ...
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã có chiến lược gì để phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn?
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở tham gia chuỗi sản phẩm từ thịt an toàn gồm cơ sở Hoàng Sơn làm nem, bì, chả lụa; cơ sở nem Thanh Sơn, cơ sở Bì mắm Đông Nguyên làm bì mắm; cơ sở nem Tư Kiên; Cty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ làm lạp xưởng vịt, vịt quay, gà quay...
Ngành nông nghiệp tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ người dân sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP, HACCP…, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tham gia mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, giúp cơ sở nhận thức được thế nào là chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn và lợi ích mà mô hình chuỗi mang lại đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.
Đồng thời ngành NN- PTNT sẽ phối hợp với Sở Công thương tổ chức nhiều phiên chợ nông nghiệp xanh, từng bước đưa hoạt động các quầy test nhanh tại các chợ đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả.
Tiếp tục hỗ trợ hoạt động các cửa hàng tiêu thụ nông sản an toàn tại các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành, TX Hồng Ngự, TPSa Đéc và Cao Lãnh, thành lập mới cửa hang ở các địa phương khác trong toàn tỉnh khi có điều kiện.
Bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, theo ông vai trò của cơ quan truyền thông có ý nghĩa như thế nào?
Đương nhiên vai trò của cơ quan truyền thông trong vấn đề đẩy lùi tình trạng mất CfoodSTP là đặc biệt quan trọng. Đó là, báo chí kịp thời đưa tin những trường hợp gây mất an toàn thực phẩm giúp cơ quan quản lý đấu tranh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, giúp người dân cảnh giác với các sự cố gây mất an toàn thực phẩm. Giúp các cơ quan nhà nước tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đồng thời cơ quan truyền thông giúp nâng cao ý thức cho người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ mình, lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng; người sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy trình sản xuất nông sản an toàn; quảng bá sản phẩm an toàn rộng rãi cho xã hội