- Đối với thực phẩm được sản xuất trong nước, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp, các trường hợp không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định.
- Đối với thực phẩm nhập khẩu, phải thực hiện kiểm tra Nhà nước trước khi lưu thông trên thị trường. Cơ quan kiểm tra Nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
Một số trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Điều 13 Chương VI
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm như: Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định;….
Tất cả các sản phẩm đã qua
chế biến bao gói sẵn, bao gồm thực phẩm được sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, phải thực hiện thủ tục
tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm và thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước do UBND tỉnh chỉ định (tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh chỉ định cho các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tiếp nhận và đăng tải các bản tự công bố sản phẩm theo lĩnh vực quản lý trên trang thông tin điện tử của cơ quan).
Mặc dù đã có những quy định để bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng bên cạnh những cơ sở kinh
daonh thực phẩm chấp hành tốt các quy định và được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thì hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, kém chất lượng lưu thông; đặc biệt là tình trạng gian lận thực phẩm như: Sản xuất thực phẩm không đạt chất lượng như đã công bố, giả mạo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Để hạn chế tình trạng này, Nhà nước đã giao cho lực lượng quản lý thị trường làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường,
chống hàng giả, lậu, kém chất lượng, không rõ xuất xứ nguồn gốc đối với các sản phẩm lưu thông trong đó có cả các sản phẩm thực phẩm tại thị trường tỉnh Đắk Lắk là Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk thuộc Bộ Công Thương đảm nhiệm. Đồng thời bộ phận quản lý an toàn thực phẩm của các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cũng đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở về việc thực hiện các quy định bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn. Tuy nhiên trong thực tế chưa khắc phục được tình trạng này, vì vậy trong khi các cơ quan nhà nước chưa kiểm soát hết được tình trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng, giả, nhái mẫu mã, đề nghị và mong muốn người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng thực phẩm, mỗi người dân hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái trong đánh giá và lựa chọn thực phẩm, nâng cao tinh thần cảnh giác, lựa chọn những cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng, có thông tin đầy đủ, lựa chọn kỹ thực phẩm khi mua hàng. Sản phẩm được công nhận là thực phẩm an toàn sẽ có đầy đủ các thông tin theo những quy định như: Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Để công tác bảo đảm chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm từng bước được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả, thời gian tới các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các khâu: sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ thực phẩm