Chính sách cho nông nghiệp sạch

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Chưa khi nào cụm từ “nông nghiệp sạch” lại được đề cập nhiều như hiện nay. Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng trở nên cấp thiết, bởi nạn thực phẩm không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc đang bủa vây. Nhu cầu chính đáng này đang tạo ra cơ hội phát triển chưa từng có cho nền nông nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, để có một sản phẩm nông sản sạch, dễ truy xuất nguồn gốc, giá cả phù hợp mọi đối tượng tiêu dùng lại không hề đơn giản. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp sạch nhưng vẫn còn nhiều bất cập khiến cả người sản xuất và người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng. Sản phẩm nông nghiệp sạch đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ thực phẩm bẩn. Việc sản xuất nông sản sạch tốn chi phí, thời gian và công sức hơn nhiều so với cách làm ra nông sản thông thường. Thêm vào đó, ngoài niềm tin nhận được từ chính các nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm có sử dụng hóa chất. Thói quen tiêu dùng ham rẻ, tiện mua cũng khiến thực phẩm sử dụng hóa chất giành phần thắng trong cạnh tranh về giá với thực phẩm sạch.

Mặc dù khó khăn là vậy, song nông nghiệp sạch đang và sẽ trở thành xu thế chung của giới tiêu dùng và góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định, bền vững của nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao đời sống con người. Do vậy, để tìm hướng đi cho nông nghiệp sạch, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nông sản gây nguy hại cho cuộc sống, thông qua các quy định và chế tài nghiêm khắc. Cùng với đó, Nhà nước cần có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất nông nghiệp sạch như đơn giản hóa thủ tục hành chính (cắt bỏ giấy phép con, quy định rườm rà…), hỗ trợ tài chính, giảm thuế...

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố nghiên cứu “Thách thức của ô nhiễm nông nghiệp: bằng chứng từ Trung Quốc, Việt Nam và Phi-li-pin”. Bản nghiên cứu đã tổng hợp các số liệu sẵn có về nhiều chất gây ô nhiễm, cho thấy hiện trạng, lý do, hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp. Đồng thời nêu nhiều giải pháp kỹ thuật giúp cải thiện quản lý chất thải vật nuôi, cây trồng, tối ưu hóa việc sử dụng hóa chất, nhựa, thuốc thú y, thức ăn trong nông nghiệp, đem lại cơ hội nâng cao chất lượng và giá trị của nông nghiệp. Do vậy, một mặt, cần định hướng lại chính sách quản lý, mặt khác cần hướng nguồn lực tới các ưu tiên xử lý ô nhiễm; bắt buộc và tạo động lực cho nông dân có quy mô, năng lực sản xuất theo các cách hiệu quả hơn; hỗ trợ đổi mới sáng tạo, học hỏi để kiểm soát được thách thức ô nhiễm và cấu trúc lại khu vực nông nghiệp để tăng trưởng bền vững hơn. Tại Việt Nam, nguồn tài chính của WB cũng đã giúp nhân rộng các mô hình thực tế có tính sáng tạo về nuôi trồng, nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm, giúp nông dân nâng cao sinh kế, khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu…

Cùng với sự hỗ trợ của các định chế, tổ chức quốc tế, Việt Nam đang xây dựng các mục tiêu chiến lược về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường thông qua các chính sách quản lý hiệu quả, bảo đảm. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng giúp cho nền nông nghiệp sạch từng bước phát triển ổn định và bền vững

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600