Căng mình kiểm soát an toàn thực phẩm Tết

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

Thời điểm cận Tết, các lực lượng chức năng hoạt động hết công suất để ngăn chặn thực phẩm độc hại, mất an toàn tuồn ra thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Tại các chợ đầu mối cũng như chợ lẻ ở TP HN như: Bình Tây, Tân Bình, An Đông, Bà Chiểu..., các loại bánh kẹo, mứt, khô không nhãn mác vẫn bán tràn ngập. Người mua kẻ bán rất nhộn nhịp, các sạp liên tục đóng hàng đi tỉnh.

Tràn ngập thực phẩm không tên

Trong khu vực bán mứt ở chợ Bình Tây, phóng viên ghi nhận phần lớn các mặt hàng đều không có bao bì. Người bán giới thiệu toàn là mứt Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ai Cập... như: nho khô Mỹ hoặc Úc, chà là Ấn Độ, kiwi Pháp, cherry Mỹ với giá bán chỉ từ vài chục ngàn đến hơn trăm ngàn đồng/kg. Ngoài ra, ở đây còn có mứt oliu, đào, hồng, mận, cà; các loại khô gà, bò, mực rim đóng thành từng bao lớn bày la liệt trước sạp... Nếu khách mua số lượng lớn về bán lẻ sẽ được giảm 15.000-20.000 đồng/kg.

Căng mình kiểm soát an toàn thực phẩm Tết - Ảnh 1.

Thực phẩm không tên, không xuất xứ bày bán nhiều nơi khiến người tiêu dùng lo ngại Ảnh: TẤN THẠNH

Thấy chúng tôi nghi ngờ về xuất xứ và chất lượng các loại bánh mứt, kẹo, một chủ sạp không ngại nói thẳng: "Chỉ có hàng Trung Quốc mới có giá rẻ như vậy. Anh cứ yên tâm mua về bán, có gì ra đây tui đền gấp trăm"!

Bà Tâm, chủ một cơ sở sản xuất, chế biến mứt quy mô lớn tại TP HN, cho biết mứt Trung Quốc giá rẻ có rất nhiều trên thị trường, chất lượng thì khó ai kiểm soát được. "Nho khô Trung Quốc mới có giá vài chục ngàn đồng/kg; chứ nho khô của Mỹ, Úc không có loại nào dưới 200.000 đồng/kg. Mứt cà của các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất giá thành 120.000 đồng/kg, bán lẻ ra thị trường từ 170.000 đồng/kg, trong khi hàng Trung Quốc chỉ khoảng 40.000 đồng/kg" - bà Tâm dẫn chứng.

Theo bà Tâm, cũng vì các loại bánh mứt nhập khẩu nhiều và giá ngày càng rẻ nên mấy năm nay, cơ sở của bà không cạnh tranh nổi, phải thu hẹp sản xuất và gia công cho các đơn vị khác để cầm cự.

Bên cạnh mặt hàng mứt không rõ xuất xứ, chất lượng thì bánh kẹo bán dịp cuối năm cũng có rất nhiều sản phẩm trôi nổi. Nhiều loại bánh, kẹo được bán theo ký chỉ có giá vài chục ngàn, như: sô-cô-la cân ký giá 100.000 đồng/kg, rau câu 70.000 đồng/kg, bánh có nhân mứt chỉ 50.000 đồng/kg. Tương tự, kẹo kim cương, kẹo khoai, kẹo mùi trái cây, kẹo bắp... cũng bán theo dạng cân ký và đều không có nhãn mác.

Theo thông tin từ Cục QLTT

TP HN, chỉ trong tháng 1-2019, đơn vị đã phát hiện, kiểm tra hàng trăm DN, hộ kinh doanh, kho chứa trữ hàng nhập lậu, hàng không có chứng từ hóa đơn, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ (hầu hết là từ Trung Quốc). QLTT đã tạm giữ 43.274 kg nhãn khô, nho khô, vải khô, mứt đào, kẹo chuối, hạt đười ươi khô, la hán quả khô, câu kỷ tử khô, bông cúc khô, táo tàu khô, bánh mứt... Trong đó, có cả trường hợp bánh các loại hết hạn sử dụng, được in lại hoặc thay đổi bao bì để bán ra thị trường dịp Tết.

Gần đây nhất, Đội QLTT số 26 kiểm tra điểm chứa trữ và kinh doanh hàng hóa số 1610 Võ Văn Kiệt, quận 6 do bà Trần Hải Minh làm chủ. Đội đã lập biên bản tạm giữ 18.830 đơn vị sản phẩm hàng hóa là thực phẩm đóng gói các loại (bánh, kẹo) không có hóa đơn chứng từ để xử lý.

Ông Nguyễn Văn Bách, quyền Cục trưởng Cục QLTT TP HN, cho hay cuối năm là thời gian cao điểm nên cục đã chuẩn bị và có kế hoạch từ trước để tập trung kiểm tra, giám sát thị trường. Trong đó, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, mứt. Ngoài ra, lực lượng QLTT còn tham gia với các đoàn liên ngành quận - huyện để kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; tăng cường lực lượng tại các địa bàn giáp ranh để kịp thời xử lý hàng hóa từ các tỉnh đổ về TP. Tại các chợ và hội chợ cũng có lực lượng QLTT túc trực để kiểm tra, xử lý kịp thời.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục QLTT, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm đều có chuyên đề, trong đó có các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết. Lực lượng QLTT sẽ phối hợp với hải quan, bộ đội biên phòng kiểm soát chặt chẽ biên giới nhằm ngăn chặn nguồn hàng kém chất lượng, hàng lậu; kiểm tra chợ, làng nghề nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu.

Chấp hành pháp luật ATTP đã tốt hơn

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề luôn được lãnh đạo TP HN và các sở - ngành quan tâm hàng đầu trong dịp Tết. Theo đó, liên tục mấy tuần gần đây, Ban Quản lý ATTP TP HN đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là ở khâu phân phối, để ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm an toàn ra thị trường.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP HN, cho biết trong thời gian này, lực lượng thanh tra không nghỉ phép, tăng cường làm ngoài giờ, làm cuối tuần. Đối với các chợ đầu mối, đội quản lý ATTP sẽ túc trực 100% khi chợ hoạt động để kiểm tra, giám sát hàng hóa.

Theo bà Lan, thịt heo là một trong những mặt hàng tiêu thụ mạnh dịp Tết, giá lại đang khá cao nên các đối tượng sẵn sàng tuồn cả heo bệnh, heo chết trước khi giết mổ để kiếm lợi. Chỉ trong ngày 23-1, Đội Quản lý ATTP chợ đầu mối Bình Điền (Đội 10) đã phát hiện, ngăn chặn 2 vụ tài xế tuồn heo bệnh vào tiêu thụ, tổng cộng lên đến hơn 1,2 tấn. Toàn bộ số heo này không có dấu kiểm soát giết mổ, không có chứng nhận kiểm dịch.

Trước đó, ngày 18-1, Đội 10 phát hiện ông Võ Thành Tín điều khiển xe tải chở 912 kg thịt heo không có dấu kiểm soát giết mổ, có dấu hiệu bệnh lở mồm long móng tuồn về chợ Bình Điền tiêu thụ. Đội 10 đã lập biên bản bắt buộc tiêu hủy toàn bộ số heo này và phạt hành chính các chủ hàng.

Đại diện Công ty Quản lý chợ Bình Điền thừa nhận công tác kiểm soát ATTP tại chợ còn gặp nhiều khó khăn do chợ chưa thiết lập được hàng rào bao quanh và cổng vào, cổng ra. Xung quanh chợ này còn tình trạng chợ tự phát không được kiểm soát, gây bất bình đẳng cho thương nhân bên trong chợ đầu mối và là nơi tiêu thụ nhiều loại thực phẩm trôi nổi.

Đối với mặt hàng bánh mứt, chợ Bình Tây (quận 6) là đầu mối kinh doanh lớn nhất TP HN. Sau khi sửa chữa, cải tạo, chợ đã có sự cải thiện về điều kiện vệ sinh, giúp bảo đảm ATTP tốt hơn.

Ông Cao Văn Thành, Phó trưởng Ban Quản lý chợ Bình Tây, cho biết hiện chợ có 21 hộ kinh doanh bánh, mứt Tết. Kết quả kiểm tra ghi nhận 21 hộ này thực hiện tốt những quy định liên quan ATTP. Về hàng Trung Quốc, ông Thành cho biết chợ không phân biệt xuất xứ hàng hóa. Tất cả các mặt hàng bảo đảm hồ sơ nguồn gốc, chất lượng đều được phép kinh doanh ở đây.

 

Ngoài việc kiểm tra hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, Ban Quản lý ATTP TP HN còn kiểm tra hệ thống kho lạnh bảo quản trái cây, bánh kẹo, sữa, thịt đông lạnh… nhằm bảo đảm kiểm soát thực phẩm xuyên suốt trong quá trình lưu thông, phân phối. Ngoài ra, ban còn ký hợp tác với các tỉnh cung cấp chính nông sản thực phẩm cho TP HN như: Lâm Đồng, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng,… để kiểm soát thực phẩm từ nguồn nuôi trồng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan nhận định việc chấp hành pháp luật về ATTP mùa Tết năm nay khả quan hơn cùng kỳ năm 2018. Nhiều nơi đã đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kiến thức cho nhân viên và có ý thức hơn trong quản lý nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, công tác quản lý không vì thế mà chủ quan, Ban Quản lý ATTP TP HN vẫn sẽ giám sát liên tục, xuyên suốt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh không được lơ là. Dưới góc độ người tiêu dùng, người đứng đầu Ban Quản lý ATTP TP khuyến cáo người dân nên mua hàng ở những nơi có sự kiểm soát như: siêu thị, cửa hàng, sạp bên trong chợ…; không nên mua hàng bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Về phía DN, ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư K.L.E.V.E (Klever Fruits), cho biết dịp cuối năm, các cửa hàng thường xuyên được lực lượng chức năng kiểm tra về ATTP. "Tôi nghĩ điều này rất hay vì sẽ giúp chúng tôi phát hiện những sai sót để làm tốt hơn. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn nhiều sản phẩm xách tay chưa được cơ quan chức năng xử lý, loại ra khỏi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với các điểm bán hợp pháp" - ông Hải lo ngại. 

Sẽ bêu tên cơ sở vi phạm

Để bảo đảm ATTP Tết Kỷ Hợi và mùa lễ hội Xuân 2019, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, cho biết cục đã yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, tuyên truyền chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Theo ông Phong, Cục ATTP sẽ công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP trong dịp Tết và mùa lễ hội Xuân 2019. "Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các loại thịt, cá, trứng, bánh mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu… Cùng đó, thời gian này, thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng ATTP. Vì thế, người tiêu dùng nên chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, bảo quản đúng cách, không tích trữ quá nhiều thực phẩm... để bảo đảm ATTP" - ông Phong khuyến cáo.

N.Dung

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600