An toàn thực phẩm không còn là chuyện quốc gia đại sự - ai chịu thiệt?

Thời gian cập nhật: 27/12/2019

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt nhưng công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Giai đoạn 2012-2015, ATTP nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia nhưng kết quả các mục tiêu không đạt được như ban đầu đã đề ra. Vậy khi không còn nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia nữa thì việc triển khai công tác VSATTP sẽ còn gặp khó khăn như thế nào?

Vấn đề ATTP cần được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Vấn đề ATTP cần được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Trung bình mỗi năm có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm

Những ngày gần đây, nhiều bà mẹ đang mang thai vô cùng hoang mang trước thông tin về việc một bà mẹ người Mỹ đã sinh ra một đứa trẻ mắc hội chứng gastroschisis, một dị tật bẩm sinh hiếm gặp khiến cơ quan tiêu hóa nằm bên ngoài dạ dày ngay từ trong bụng mẹ.

Người mẹ đã chia sẻ rằng: “Các bác sĩ cho biết dị tật bẩm sinh này đang trở nên phổ biến hơn với các bà mẹ trẻ, những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thuốc bừa bãi nhưng tôi không thuộc số những người đó. Cơ thể tôi hoàn toàn khỏe mạnh, vì vậy tôi không hiểu sao con tôi lại mắc dị tật này. Tôi đã tìm hiểu và chú ý đến hóa chất atrazine trong thuốc trừ sâu – một loại hóa chất người ta sử dụng để phun lên cây trồng. Rồi tôi liên hệ tới sở thích ăn dứa của tôi khi mang bầu và đã tìm được câu trả lời”. 

Có thể thấy những lo lắng của người mẹ Mỹ không phải là không có căn cứ khi mà vấn đề về ATTP không phải lúc nào cũng được kiểm soát tốt.

Tại Việt Nam, tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các loại rau quả, tình trạng sử dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi vẫn được phát hiện như Clenbuterol và Salbutamol. Đây là hai chất thuộc nhóm beta-agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người.

Khi dùng các chất này cho heo ăn, sẽ làm cho heo tăng trọng nhanh hơn 25%, nở mông, nở đùi, tăng tỷ lệ thịt nạc, nhiều nạc. Đặc biệt là tiêu biến mỡ, heo ít mỡ và màu sắc thịt đỏ tươi nên được người sử dụng và các công ty chế biến ưa dùng.

Khi người ăn phải thịt gia súc có chứa nhóm beta-agonist về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có các biểu hiện như tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, tay chân run, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, còn gây giãn nở cơ trơn tử cung nên có nguy cơ cao trong việc gây sảy thai đối với phụ nữ mang thai. 

Theo thống kê của Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vi phạm chỉ tiêu sinh vật sử dụng chất cấm vượt ngưỡng an toàn đến 15,4%, có những cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc cao gấp 4 lần. 

Gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tiếp tục gia tăng khiến người dân không khỏi lo lắng về tình hình VSATTP. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân.

Năm 2015, toàn quốc ghi nhận 179 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.552 người mắc, 23 trường hợp tử vong. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn quốc có 68 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.080 người mắc.

Từ Chương trình mục tiêu quốc gia thành Chương trình mục tiêu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có thể liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ, điều kiện vệ sinh tại các cơ sở này thường không bảo đảm, dẫn đến những khó khăn cho các cơ quan quản lý trong kiểm soát chất lượng thực phẩm.

Bên cạnh đó một bộ phận người dân đời sống kinh tế còn thấp, không có điều kiện để tiếp cận và sử dụng thực phẩm chất lượng cao, mà vẫn phải chấp nhận sử dụng thực phẩm trôi nổi, giá rẻ, mặc dù biết nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.

Nguyên nhân nữa là do nhận thức của người dân về thực hành ATTP chưa cao, người dân vẫn giữ thói quen sử dụng thực phẩm không bảo đảm. Hệ thống quản lý chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu các chế tài đủ mạnh nên tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới còn diễn biến phức tạp, thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn âm thầm len lỏi vào các chợ, cửa hàng trong nước để rồi vào bếp ăn của mỗi gia đình.

Thực tế, trước tính cấp bách về tình hình  VSATTP ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP như Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua vào ngày 17/6/2010 và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2011.  

Ngày 7/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1228/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2015 do Bộ Y tế chủ trì, áp dụng trong cả nước. Chương trình thực hiện 6 dự án gồm với tổng nguồn vốn thực hiện là 4.139 tỷ đồng.

Trong đó ngân sách trung ương 1.949 tỷ đồng, chiếm 47%; ngân sách địa phương 1.320 tỷ đồng, chiếm 32%; viện trợ quốc tế 430 tỷ đồng, chiếm 10%; các nguồn vốn hợp pháp khác 440 tỷ đồng, chiếm 11%. 

Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2015 khi Chương trình sắp kết thúc, cả nước mới huy động được tổng nguồn vốn 1.224,8 tỷ đồng, chiếm 29,6% so với dự toán ban đầu, trong đó có 998 tỉ đồng ngân sách trung ương; 122,8 tỉ đồng ngân sách địa phương; viện trợ quốc tế khoảng 10 tỷ đồng. Có thể thấy con số huy động thực tế với con số dự định huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP giai đoạn 2012 – 2015 quá chênh lệch.

Khó khăn về nguồn vốn khiến cơ quan quản lý gặp khó trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về ATTP trong giai đoạn 2012 – 2015. Trong 6 dự án thuộc Chương trình, riêng vốn thực hiện cho dự án 1 đã là 1.025 tỷ đồng, xấp xỉ bằng tổng số vốn huy động, trong khi đó, số vốn huy động được phải dàn trải trong 6 dự án với rất nhiều mục tiêu khác nhau.  

Được biết, Nghị quyết 34/2009/NQ-QH12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP, trong đó nêu rõ tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm ATTP; Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 và Chỉ thị 23/CT-TTg về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 cũng đã đề ra rất nhiều chỉ tiêu cần đạt được về VSATTP. Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP rút thành Chương trình mục tiêu.

Trước sự việc trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên cho rằng điều này sẽ gây khó khăn trong việc bảo đảm VSATTP, bởi dù cùng phụ thuộc vào ngân sách để cấp vốn đầu tư thực hiện, song nếu như Chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội phê chuẩn sẽ được bảo đảm một nguồn vốn nhất định thì với Chương trình mục tiêu, nguồn vốn này không cố định, tùy vào tình hình ngân sách lo được đến đâu hay đến đó. Việc rút xuống Chương trình mục tiêu sẽ khiến quốc tế đánh giá Việt Nam đang coi nhẹ việc bảo đảm VSATTP khi hạ thấp quyết tâm chính trị. Như vậy, có thể ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn hỗ trợ ODA từ các nước. 

Có thể thấy, vấn đề ATTP đóng một vai trò quan trọng trong chính sách phát triển an sinh – xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy cần quan tâm đầu tư thích đáng để hệ thống quản lý ATTP có đủ nguồn lực, trang bị đủ vật chất, kỹ thuật, năng lực bắt kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế về ATTP, đảm đương được trọng trách quản lý, giám sát ATTP, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng của chúng tôi
MIXUE
PIZZA HUT
Phô Mai Monzelez Kinh Đô
TH
Coca Cola
Vissan
KYSI
RISEN
pizza4ps
Khách hàng 0
Hao Chi
Maza
supercleangloves
Khách hàng 2
Tràng An
ĐẠI HƯNG
Khách hàng 3
Khách hàng 4
Royal
GREEN FARMING
Ngôi Sao
MỸ CHÂU
The World
HƯNG THỊNH PHÁT
Thiện Bình
Thinh Long
HẢI HÀ
An Lanh
Danameco
HANVICO
BIỂN ĐÔNG
Khách hàng 1
Các tổ chức liên kết nhận chứng nhận
TQC
EMERGO
I3C
SGS
TÜV SÜD South Asia
PQI
BSI
UNICERT
BV
INTERTEK
UASL
0904.699.600