An toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề toàn cầu
An toàn thực phẩm là vấn đề y tế trọng điểm toàn cầu. Ước tính hàng năm, thực phẩm không an toàn là nguyên nhân và có liên quan đến khoảng 2 triệu ca tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu xảy ra khoảng 40 triệu vụ ngộ độc. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 50%. Thực phẩm không an toàn là vấn đề không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế giới, vừa gây tổn hại về sức khỏe vừa tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. (1)
Tại Việt Nam, trong những năm qua, quản lý an toàn thực phẩm đã mang đến những thay đổi tích cực. Những vấn đề trọng yếu bao gồm ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm hóa chất cùng mối quan ngại về sự tăng trưởng của nguy cơ mắc bệnh ung thư cao có nguyên nhân từ thực phẩm nhiễm khuẩn. Tỷ lệ người tiêu dùng nhận thức đúng về an toàn thực phẩm đã tăng từ 38,3% năm 2006 lên 83,8% năm 2014 (hướng đến tỷ lệ 90% vào năm 2020). Tuy nhiên, các tiêu chuẩn hiện tại và yêu cầu kỹ thuật trong phương pháp kiểm nghiệm - quản lý chất lượng thực phẩm vẫn còn chưa đủ đáp ứng, chưa thể bắt kịp với diễn biến phức tạp của tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Trước thực tế này, chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020, hướng tới 2030 đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với đảm bảo an toàn thực phẩm là cải thiện năng lực trong hệ thống quản lý mà trong đó hệ thống kiểm định đóng vai trò trọng yếu.
Nâng cao năng lực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Từ những năm đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến nay, Abbott - công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu có kinh nghiệm hơn 125 năm - đã xây dựng và duy trì văn hóa về an toàn thực phẩm thể hiện qua chính quá trình sản xuất và phân phối nghiêm ngặt của mình, xây dựng niềm tin với khách hàng bằng những sản phẩm an toàn, chất lượng.
Để cùng Việt Nam giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm một cách thận trọng, Abbott đang làm việc với một số đối tác như Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam (VFA), Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (NIFC), Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN), Viện An toàn Thực phẩm và Sức khỏe (IFSH), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học An toàn Thực phẩm New Zealand (NZFSSCR) và mạng lưới nhiều viện nghiên cứu khác
Mới đây nhất, Abbott đã ký kết văn bản ghi nhớ triển khai chương trình “Nâng cao năng lực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm” với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, chia sẻ chuyên môn để nâng cao năng lực kiểm định an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Những dự án của Abbott ứng dụng những phát hiện trong nghiên cứu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề hiện tại thông qua những hội thảo chuyên đề, các chương trình phòng ngừa, chương trình đào tạo kỹ thuật và những chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm của người dân.
Với vai trò là Nhà tài trợ Bạch Kim của APEC CEO Summit 2017, từ tháng 7/2017 Abbott đã hỗ trợ xây dựng năng lực cho Viện Kiểm nghiệm CfoodS Thực phẩm Quốc gia để tham gia vào Diễn đàn hợp tác an toàn thực phẩm APEC, một phần của Mạng lưới Viện Hợp tác Đào tạo Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC-PTIN).
PGS.TS Trần Thị Giáng Hương - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế cho biết, hiện nay công tác quản lý an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là với hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Vì vậy, “Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ hợp tác của Abbott trong mối quan hệ hợp tác nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về An toàn thực phẩm. Hoạt động hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam”, PGS.TS Trần Thị Giáng Hương nhấn mạnh.
Là một công ty chăm sóc sức khỏe tiên phong về khoa học, sự hỗ trợ và hợp tác của Abbott hứa hẹn sẽ cải thiện năng lực của chuyên gia địa phương, Viện Kiểm nghiệm CfoodS Thực phẩm Quốc gia, cũng như cải thiện tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm ở Việt Nam trong dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ nâng cao hơn nữa sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân Việt Nam trong tương lai