Bạn đang băn khoăn về
thủ tục nhập khẩu kem đánh răng? Đặc biệt, nếu là lần nhập khẩu đầu tiên nên doanh nghiệp muốn được tư vấn chi tiết về dịch vụ, chi phí thông quan nhập khẩu mặt hàng này. Và bạn có câu hỏi là Bộ chứng từ cần chuẩn bị khi nhập khẩu kem đánh răng gồm những gì?
Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ mặt hàng Kem đánh răng được coi là Mỹ phẩm. Và đây là mặt hàng có điều kiện khi nhập khẩu, chịu sự quản lý chuyên ngành của bộ Y Tế.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm cho các đối tác, chúng tôi xin chia sẻ quy trình chi tiết với bạn như sau
I. MỸ PHẪM NHẬP KHẨU LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI LÀM CÔNG BỐ MỸ PHẨM?
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt” theo đó kem đánh răng có tác dụng làm sạch răng và bảo vệ răng miệng theo quy định này được coi là mỹ phẩm. Vì vậy trước khi làm
thủ tục nhập khẩu kem đánh răng doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu đối với kem đánh răng trước khi làm thủ tục thông quan
II. THỦ TỤC CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU:
1. Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty nhập khẩu và phân phối sản phẩm tại Việt Nam (bản chính scan)
Business registration license of the company import and distribute of product in Viet Nam (scan of original)
2. Giấy phép lưu hành tự do (CFS) có hợp pháp hóa lãnh sự (bản chính scan)
Certification of Free sale (CFS) has consular legalization(scan of original) 3. Giấy uỷ quyền (Authorization letter): Nhà Sản xuất uỷ quyền cho nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam có hợp pháp hóa lãnh sự (bản chính scan)
Authorization letter: The manufacturer authorizes the importer to carry out procedures for registration of cosmetic products in Vietnam has consular legalization (scan of original)
4. Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)
Formulation Percentage: Show of the full ingredient with uses (ingredient name follow the INCI International Nomenclature)
5. Nhãn sản phẩm (Artwork)
Lable of product (Artwork)
*** LƯU Ý VỀ GIẤY UỶ QUYỀN (Doanh nghiệp hay bị sai về loại giấy này)
Công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc trước khi đưa mỹ phẩm lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều trường hợp do không năm rõ quy định thường làm sai hồ sơ dẫn tới việc làm lại tương đối mất thời gian và công sức. Một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải là sai mẫu giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền để thực hiện công bố mỹ phẩm thực tế không có mẫu mà phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điều 6 thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:
1. Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
c) Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
d) Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
đ) Thời hạn ủy quyền;
e) Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
g) Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
15– 20 ngày làm việc
15 – 20 days (except Saturday and Sunday)
Doanh nghiệp muốn thực hiện nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài về Việt Nam cần chuẩn bị những giấy phép gì? Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng như thế nào? CFood sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu kem đánh răng và công bố lưu hành một cách nhanh chóng nhất