Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
- Đảm bảo doanh nghiệp đã tuân thủ đúng quy định, quy chuẩn của pháp luật
- Tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm
- Minh chứng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng chất lượng bởi tổ chức chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp
- Đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý, thuận lợi thâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế
Danh mục các loại thức ăn chăn nuôi cần chứng nhận hợp quy
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
- Thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
- Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt,…
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm;
- QCVN 01-190:2020/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
- Đối với sản phẩm thức ăn được sản xuất trong nước
Quy định tại Điều 5 của
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Các sản phẩm hàng hóa sau khi
chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy
(Lưu ý: Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước khi thực hiện chứng nhận hợp quy cần phải có chứng nhận ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp)
- Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Sản phẩm thức ăn nhập khẩu cần phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu hay chứng nhận hợp quy phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.
Bước 1 : Kiểm dịch thực vật tại trạm kiểm dịch tại cửa khẩu
Bước 2 : Khai báo hồ sơ và đăng ký kiểm tra chất lượng trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia
https://vnsw.gov.vn
Bước 3 : Tiến hành kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Doanh nghiệp sẽ gửi về cho tổ chức hợp quy các hồ sơ dưới đây :
- Bộ hồ sơ nhập khẩu ( hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, packing list)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc)
- Đơn giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (Lấy trên 1 cửa - Cục chăn nuôi)
- Test report/COA
- Tiêu chuẩn cơ sở: Đây là bản công bố do doanh nghiệp công bố về chất lượng, an toàn vệ sinh, bao bì của sản phẩm.
Bước 4 : Sau khi có kết quả xét duyệt, doanh nghiệp sẽ được nhận chứng nhận hợp quy
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định tại các văn bản trên đều phải thực hiện việc chứng nhận và công bố hợp quy thì sản phẩm mới được phép lưu hành trên thị trường. Bất kể là công bố thức ăn chăn nuôi nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước cũng đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu không thực hiện đúng quy định, các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm, CFOOD nắm rõ và luôn cập nhật những quy định mới nhất về kiểm nghiệm sản phẩm và công bố hợp quy theo Thông tư, Nghị định của Nhà nước để tự tin trong vai trò là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước tin tưởng và hợp tác.
Quý khách hàng có nhu cầu cần công bố hợp quy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí thấp nhất. Chi tiết liên hệ:
Công ty TNHH CFOOD GLOBAL
Hotline: 0904.699.600
Email: info@cfood.com.vn
Địa chỉ văn phòng: 34 TT02, KĐT HD Mon, đường Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội